Đắk Nông: Tăng hiệu quả nuôi cá nhờ chế phẩm sinh học

Năm 2018, từ nguồn kinh phí của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Nông đã triển khai xây dựng mô hình nuôi thâm canh cá diêu hồng sử dụng chế phẩm sinh học, quy mô 01 ha, có 13 hộ tham gia thực hiện mô hình, được triển khai ở 5/8 huyện, thị xã (Đăk Rlấp, Tuy Đức,TX. Gia Nghĩa, Cư Jút, Krông Nô).

Đắk Nông: Tăng hiệu quả nuôi cá nhờ chế phẩm sinh học
Hội thảo đầu bờ mô hình nuôi thâm canh cá diêu hồng sử dụng chế phẩm sinh học tại hộ bà Nguyễn Thị Tách, buôn K62, xã Đăk Drô huyện Krông Nô

Các hộ thực hiện được hỗ trợ 100% vật tư và con giống, riêng ở thị xã Gia nghĩa được hỗ trợ 100% về con giống và 50% vật tư.

Trước khi triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông các huyện tiến hành chọn hộ và hướng dẫn các hộ cải tạo ao hồ trước khi thả cá giống; tổ chức tập huấn về kỹ thuật nuôi thâm canh cá diêu hồng sử dụng chế phẩm sinh học cho các hộ làm mô hình và các nông dân có nhu cầu với trên 150 lượt người tham gia.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nuôi nhằm tránh được các nguy cơ tiềm ẩn về các loại dịch bệnh có thể xảy ra, giảm chi phí cho vụ nuôi, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, ngăn ngừa được dư lượng kháng sinh tồn lại trên sản phẩm thủy sản, tạo ra sản phẩm sạch. Với mật độ thả nuôi 3 con/m2, sau 6 tháng, trọng lượng cá đạt trung bình 0,59 kg/con, tỷ lệ sống 80,6%, năng suất đạt được 14,1 tấn /ha. Với giá bán 36.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận thu được là 224.500.000 đồng/ha (chưa tính công chăm sóc).

Qua kết quả đạt được, bà Nguyễn Thị Tách, buôn K62, xã Đăk Drô, huyện Krông Nô - hộ dân làm mô hình - rất phấn khởi chia sẻ: ‘Mấy năm trước gia đình tôi có nuôi cá trắm cỏ và những loại cá truyền thống để cải thiện bữa ăn gia đình là chính, do không biết kỹ thuật nuôi nên cá chậm lớn, lại hao hụt nhiều. Năm nay nhờ làm mô hình, được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn và tập huấn nên cá diêu hồng lớn nhanh, tỷ lệ hao hụt thấp, mô hình đạt kết quả rất tốt. Trong thời gian tới tôi sẽ nuôi tiếp giống cá này và sẽ nhân rộng cho các hộ có nhu cầu tại địa phương”.

Bà Trần Thị Huế, Khuyến nông viên xã Đăk Drô cho biết, trong quá trình triển khai, các hộ áp dụng tốt quy trình kỹ thuật nuôi, đặc biệt khi sử dụng chế phẩm sinh học EM vào xử lý môi trường nuôi giúp cá không bị bệnh, ổn định độ pH nước, cá tăng trọng đều, tỷ lệ hao hụt thấp, do dó mô hình rất thành công; hi vọng trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình nhiều hơn nữa để bà con nông dân tiếp cận được những tiến bộ bộ khoa học kỹ thuật mới và áp dụng vào thực tế ngày một nhiều hơn.

TTKNQG
Đăng ngày 11/11/2018
Nguyễn Thị Khánh
Nuôi trồng

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 19:28 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 19:28 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 19:28 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 19:28 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 19:28 28/01/2025
Some text some message..