Đảm bảo an toàn nuôi lồng bè mùa mưa bão

Mùa mưa bão năm 2019 đã đến, tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động trong phòng tránh.

Đảm bảo an toàn nuôi lồng bè mùa mưa bão
Khu vực nuôi lồng bè huyện Vạn Ninh

Bài học từ cơn bão số 12

Cơn bão số 12 đổ bộ vào huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) vào ngày 4/11/2017 với sức gió cấp 12, giật cấp 15 kèm theo mưa lớn đã gây ra thiệt hại rất lớn về người và lồng bè thủy sản của người dân.

Ông Nguyễn Ngọc Ý, Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, cho biết, cơn bão này, toàn huyện có 20 người chết và 61.798 lồng thủy sản bị thiệt hại hoàn toàn… Tuy nhiên trong tổng số người chết trên, phần lớn bị chết trên biển (lao động trên lồng bè). Nguyên nhân, một phần người dân chủ quan vì nghĩ vịnh Vân Phong kín gió an toàn. Hơn nữa lâu nay huyện Vạn Ninh ít xảy ra bão. Bên cạnh đó, một số người dân tiếc của vì đã "thả" tiền tỷ xuống lồng bè nên phải canh giữ cả ngày lẫn đêm.

“Mặc dù trước khi bão 12 đổ bộ, chúng tôi đã quyết liệt tuyên truyền, vận động người dân trên lồng bè vào nơi tránh trú an toàn. Thậm chí lực lượng Biên phòng, công an và lãnh đạo huyện còn ra tận nơi kiểm tra, thực hiện cưỡng chế một số trường hợp không vào bờ. Tuy nhiên khi công tác di dời người dân trên lồng bè hoàn tất, lực lượng chức năng cũng tránh trú an toàn trước khi bão vào, thì có tình trạng người dân lén lút bơi thúng ra, đi xuồng nhỏ ra lồng bè nên mới xảy ra vụ việc đáng tiếc”, ông Ý nói.

Cùng quan điểm với ông Ý, ông Võ Lục Phẩm, Phó Chủ tịch huyện Vạn Ninh cũng cho rằng, thiệt hại về người trên lồng bè do bão số 12 gây ra là do người dân chủ quan, mặc dù địa phương đã chủ động di dời bà con đến nơi tránh trú an toàn. Tuy nhiên đây là bài học cho người dân nuôi lồng bè trong việc chủ động ứng phó thiên tai.

Trong đó, việc đảm bảo an toàn tính mạng của bản thân trên hết đó là ý thức của mọi người và gia đình. Bên cạnh đó, trách nhiệm của các địa phương là phải quản lý chặt chẽ lao động trên biển. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo thông tin diễn biến cơn bão kịp thời, để người dân chủ động phòng tránh.  

Người nuôi đã ý thức hơn

Tại vùng nuôi trồng thủy sản tại thị trấn Vạn Giã, Van Ninh sau gần 2 năm bão số 12 đi qua, đến nay người nuôi đã từng bước khôi phục sản xuất. Tuy nhiên do vốn liếng bị mất trắng sau bão, thậm chí còn mang nợ từ vốn vay ngân hàng, nên việc thả số lượng tôm, cá của từng hộ nuôi đều giảm mạnh.

Hộ anh Phạm Văn Thành ở thôn Phú Hội 2, xã Vạn Thắng đang nuôi trồng thủy sản tại khu vực thị trấn Vạn Giã hiện số lượng lồng nuôi và số lượng cá thả đều giảm nửa so với trước đây.

Anh Thành cho biết, sau bão 12 gia đình dường như bị kiệt quệ, vì mất trắng hàng tỷ đồng mà lâu nay tích góp. Nhờ động viên các cấp, gia đình anh đã xoay sở vay vốn ngân hàng để tái sản xuất. Vụ năm ngoái, gia đình thả 1.500 cá bè và 4.000 cá bớp, doanh thu đạt từ 700 - 800 triệu đồng. Nhờ nuôi hiệu quả, năm nay gia đình mở rộng sản xuất, thả 3.000 con cá bè và 4.000 con cá bớp cho 28 ô lồng. Hiện cá đạt kích thước thương phẩm và chuẩn bị thu hoạch.

Nói về việc đảm bảo an toàn lồng bè, bảo vệ tính mạng lao động trong mùa mưa bão tới, anh Thành bộc bạch, sau cơn bão số 12 gia đình rút ra bài học lớn. Hiện đã gia cố lồng bè chắc chắn. Nếu dự báo có bão vào gia đình sẽ thuê thuyền lai dắt lồng bè ra bãi Tranh, nơi kín gió để đảm bảo an toàn tài sản.

“Đối với an toàn lao động trên bè, tôi và một đứa cháu nữa sẽ chấp hành di dời đến nơi an toàn trước khi bão vào”, anh Thành khẳng định.

Anh Trần Văn Phúc, một lao động trên lồng bè nuôi ở thị trấn Vạn Giã hiện rất lo lắng khi mùa bão đến gần. Anh Phúc thừa nhận, trước đây người chủ thuê anh ngoài việc chăm sóc cho cá ăn hằng ngày, còn phải canh giữ tài sản vốn liếng của họ. Cho nên vào mùa mưa bão, có lúc anh ở trên bờ, có lúc ở dưới bè. Tuy nhiên từ sau cơn bão số 12 gây thiệt hại lớn về người, anh cũng như chủ bè luôn xác định đảm bảo an toàn về người là trên hết.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 02/10/2019
KIM SƠ - LÊ KHÁNH
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 11:12 17/09/2024

Quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm khi thời tiết xấu

Khi thời tiết xấu, như mưa lớn, bão, hoặc nhiệt độ đột ngột giảm, việc quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm trở nên cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý để giúp tôm vượt qua giai đoạn thời tiết bất lợi mà vẫn đảm bảo được sức khỏe và tốc độ tăng trưởng.

Tôm thẻ
• 09:00 16/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 02:00 20/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 02:00 20/09/2024

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 02:00 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 02:00 20/09/2024

Dự đoán giá thủy sản tăng mạnh vào cuối năm 2024: Xu hướng và cơ hội cho người nuôi

Nửa cuối năm 2024, ngành thủy sản dự kiến sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội quý báu cho người nuôi. Sự khôi phục nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU, cùng với những thay đổi về chính sách thương mại và biến động giá, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản lên một tầm cao mới.

Xuất khẩu thủy hải sản
• 02:00 20/09/2024
Some text some message..