Đầm Chuồn, chốn lạ xứ Huế

Huế, một địa danh du lịch nổi tiếng với những lăng tẩm đền đài, với điệu hò trên phá Tam Giang, hay bãi cát dài mềm mại nơi cửa biển Thuận An... Nhưng có thể bạn chưa từng đặt chân, hay thậm chí chưa từng nghe nói đến đầm Chuồn, vì ngay cả những người ở Huế, khi tôi hỏi đường đến đầm Chuồn cũng có nhiều người lạ lẫm: “Đầm Chuồn là chỗ mô hè, răng không nghe nói khi mô hết ri?”. Mặc dù chỉ cách trung tâm thành phố chưa đến 10km, đầm Chuồn là một phần trong hệ thống đầm phá Tam Giang, thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế.

Sớm. Đầm Chuồn thật bình yên, người dân chài của làng Chuồn chưa kịp về từ chuyến đánh bắt trong đêm. Những người gác nhà chồ (nhà tạm trên sông) đã bắt đầu về nhà sau một đêm trông giữ đìa tôm. Khi trời rõ mặt người cũng là lúc đầm Chuồn nhộn nhịp những ghe cá, ghe tôm cập bờ, nhộn nhịp kẻ mua, người bán. Trên con đường nhỏ chạy dài giữa đầm đã xuất hiện bóng dáng người đi chợ. Khi mặt trời lên chân con sào, chúng tôi xuống thuyền dạo quanh đầm Chuồn.

Con thuyền lướt sóng luồn lách giữa đám “nò” sáo ken dày như bàn cờ trên mặt đầm, lúc rẽ phải, lúc rẽ trái trong một mê cung trên những con đường không biển báo, những ngã ba - ngã tư không dấu vết mà những du khách như tôi không thể biết vì sao những ngư dân ở đây chả đi lạc bao giờ. Nhìn ngắm những ghe thuyền nối đuôi nhau về bến trong sóng nước mênh mông. Để rồi khi mua bán đã xong, ngư dân lại dong thuyền về làng nghỉ ngơi sau một đêm đánh bắt. Những người buôn bán tiếp tục công việc hàng ngày, đưa hàng xuống chợ khi tôm cá còn tươi.

Thuyền ghé qua khu chợ sớm phía bên kia đầm phá. Khi chợ đông người cũng là lúc các quầy bánh xèo đỏ lửa. Món bánh xèo cá kình nổi tiếng của làng khiến ngay cả người dân địa phương ăn mãi mà không chán. Cái lạ, cái ngon ở bánh xèo làng Chuồn chính là con cá kình. Vào buổi sáng, cá từ đầm phá được đưa vào còn tươi nguyên. 5 loại cá nổi tiếng thơm ngon của đầm phá là cá ong, cá dìa, cá mú, cá nâu, và cá kình. Thịt cá dai, thơm, ngọt. Phần lớn người ăn bánh xèo cá kình làng Chuồn đều tự mình mua cá, mua tôm. Cũng có thể họ không phải mua mà tự tay mình đánh bắt được từ đầm phá, rồi đem đến các quầy bánh xèo nhờ đổ bánh. Những quầy bán bánh xèo chỉ có nguyên liệu là bột. Tiền thu được là tiền công đổ bánh. Ấy vậy mà người làng Chuồn ăn mãi vẫn thấy ngon.

Mặt trời cao quá con sào, thiên nhiên sáng bừng đẹp lạ, không khí mang hơi biển mơn man nhè nhẹ. Giữa vùng đầm phá mênh mông bốn bề sóng nước, thuyền chúng tôi ghé lại nhâm nhi ly trà trên một ngôi nhà chồ thoáng mát giữa đầm, cùng thả cho cảm xúc trôi nhẹ bồng bềnh theo con sóng buổi sớm mai mà tận hưởng những bình yên cuộc sống.

ANTD
Đăng ngày 07/01/2013
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 09:12 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 09:12 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 09:12 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 09:12 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 09:12 23/11/2024
Some text some message..