Đầm Ô Loan (Tuy An): Rong giẻ nổi lên, người dân gặp khó

Gần đây, rong giẻ nổi lên từng mảng lớn trên mặt đầm Ô Loan (huyện Tuy An). Hậu quả là người dân làm nghề đóng chấn thả lưới phải phơi chấn, gác sõng; còn người nuôi tôm thì chưa dám thả tôm giống dù vụ nuôi chính đã bắt đầu.

vớt rong giẻ
Người dân xã An Cư (huyện Tuy An) vớt rong giẻ cải tạo hồ nuôi tôm - Ảnh: L.TRÂM

RÚT CHẤN, TREO LƯỚI

Dọc theo tuyến đường ven đầm Ô Loan từ hòn Chùa (xã An Ninh Đông) đến gành Mũi (xã An Cư) ra vũng Lắm, vũng Diều, rong giẻ nổi lên từng mảng lớn. Ông Đinh Văn Tấn ở xã An Ninh Đông làm nghề đóng chấn trên đầm Ô Loan, than vãn: Tháng trước, rong giẻ xuất hiện thưa, tôi còn đóng chấn được. Mờ sáng, tôi đi thăm chấn, chịu khó giũ sạch rong bám trong chấn phơi trên mặt nước cho khô rong để chiều đóng chấn tiếp. Từ đầu tháng 3 đến nay, rong giẻ nổi dày, không có cá, tôm nào lọt được vào rốn chấn nên ở xóm này, ai cũng rút chấn về.

Ngư dân không chỉ bỏ nghề đóng chấn mà cả nghề thả lưới, họ cũng “nghỉ tay” luôn. Ông Phan Văn Lượm ở xã An Hiệp, buồn rầu nói: Hôm qua, tôi lội bộ ra đầm lựa chỗ rong thưa, thả 3 tay lưới. Sáng ra, tôi thu được toàn rong, giặt cả buổi mới sạch lưới lại còn bị nổi mẩn ngứa đầy người. Thấy vậy, tôi đành mang lưới về treo lên trần nhà.

Theo nhiều người dân ở ven đầm, thường thì dưới đáy đầm Ô Loan có 3 loại rong đó là rong giẻ, rong nhớt và rong cây; năm nay, rong nhớt, rong cây rạp xuống chỉ có rong giẻ bám kín đầm. Loại rong này lúc đầu có màu xanh, bám thành từng mảng như miếng giẻ nên gọi là rong giẻ. Khi già, rong ngả vàng, chết lớp này lớp khác trồi lên. Một khi loại rong này xuất hiện dày, đầm Ô Loan bị ô nhiễm nặng.

Hiện nay, tại đầu cầu Long Phú, thôn Phú Tân 1 (xã An Cư) và dọc theo bờ đầm qua xã An Hiệp, người dân vớt rong giẻ chất đầy bờ đầm, các loại chất thải đổ ngay tại bờ đầm bốc mùi hôi tanh nồng nặc. Riêng đoạn qua xã An Hiệp người dân còn tập kết rác ven đường, đổ vương vãi xuống mặt nước đầm.

VỤ NUÔI TÔM ẢM ĐẠM

Đầm Ô Loan có diện tích mặt nước gần 1.250ha, ngư dân 5 xã An Cư, An Ninh Đông, An Hải, An Hòa và An Mỹ ven đầm thả nuôi trên 360ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Thế nhưng, rong giẻ bám dày là một trở ngại với nghề nuôi tôm ở đây vì người dân phải tốn nhiều công tảo hồ khi chuẩn bị bước vào vụ nuôi mới. Trong 5 xã quanh đầm thì xã An Cư có 130ha, trong đó, thôn Phú Tân 1 có khoảng 50ha đến thời điểm này tuy đã vào chính vụ nhưng nhiều hộ dân vẫn còn chần chừ chưa dám thả giống. “Mấy ngày qua, tôi cải tạo lòng hồ, định thả tôm giống nhưng thấy rong giẻ đầy đầm, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi rất lớn nên chưa dám thả tôm…”, ông Nguyễn Văn Bảo, chủ hồ tôm ở thôn Phú Tân, lo lắng.

Còn tại các hồ nuôi tôm ở xã An Hải - nơi gần cửa biển, người dân cũng đang lo không biết phải thả tôm lúc nào. Bà Trần Thị Hiền, một người dân có hồ nuôi tôm ở đây, cho biết: Năm ngoái không có mưa lũ lớn nên nước đầu nguồn tràn về không đủ để đẩy nguồn nước trong đầm đang bị ô nhiễm ra biển. Trong khi đó, cửa biển hẹp và cạn dần khiến nước ô nhiễm tồn đọng, nhiều hộ nuôi tôm ở các xã ven đầm Ô Loan rất lo lắng. Bước vào vụ nuôi mới, hầu hết các hộ nuôi tôm ở đây đều dè chừng, chưa mạnh dạn thả con giống. Hiện nay, tuy đã vào chính vụ nuôi nhưng khu vực này chỉ có 5/50 hồ thả nuôi tôm.

Theo ông Nguyễn Phụng Ngoạn, Chủ tịch UBND huyện Tuy An, hai năm vừa qua không có lũ lớn nên nước trong đầm Ô Loan ngày càng ô nhiễm. Huyện đã khuyến cáo bà con nên thận trọng trong việc thả tôm giống, tuân thủ chặt chẽ các quy trình nuôi tôm để hạn chế thiệt hại.

Báo Phú Yên, 17/03/2016
Đăng ngày 18/03/2016
Lê Trâm
Nuôi trồng

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 21:50 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 21:50 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 21:50 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 21:50 23/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 21:50 23/11/2024
Some text some message..