Đầm tôm bị đầu độc?

Sự việc xảy ra đã hơn 20 ngày nhưng hiện cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.

đầm tôm chết
Ông Bình trước đầm tôm nghi bị đầu độc

Trên 200 triệu đồng của ông Cao Hữu Bình vay ngân hàng và người thân đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ trong phút chốc đã tan thành mây khói...

3000 m2 tôm chết trắng chỉ sau vài giờ

Theo phản ánh của ông Cao Hữu Bình, trú tại xóm 12b, chủ đầm tôm rộng 3000 m2 tại xóm 15, xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu (Nghệ An), lúc 2 giờ sáng 19/10, vợ ông là bà Nguyễn Thị Thiện ra kiểm tra thì tôm vẫn khỏe mạnh bình thường.

Đến 5 giờ sáng, ông Nguyễn Thế Phú, bố vợ ông Bình ra đầm tôm thì tá hỏa phát hiện tôm chết trắng bám vào bờ đầm, một số chết chìm dưới đáy. Vợ chồng ông Bình không thể tin nổi vào mắt mình, 3000 m2 đầm tôm (17 vạn con giống) 33 ngày tuổi chết không sót một con nào.

Sự việc được báo lên Ban công an xã, UBND xã Diễn Trung, UBND huyện, công an huyện Diễn Châu. Cùng ngày, cơ quan chức năng đã về làm việc, lấy mẫu nước đi xét nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân tôm chết.

Những người có kinh nghiệm nuôi tôm chứng kiến sự việc khẳng định, chưa bao giờ thấy một loại dịch bệnh nào khiến cả đầm tôm chết trắng chỉ sau vài giờ đồng hồ.

Nghi ngờ có kẻ đầu độc đầm tôm, họ liền múc nước từ đầm tôm nhà ông Bình vào một xô lớn, sau đó thả những con tôm khỏe mạnh từ đầm khác vào, chỉ sau gần 1 phút, toàn bộ số tôm đều chết. Họ tiếp tục bỏ những con tôm khỏe mạnh xuống đầm tôm nhà ông Bình, chỉ hơn 1 phút sau, số tôm được thả xuống cũng chết không sót một con.

Mọi người cùng nhau đi tìm vật chứng nhưng không một dấu vết gì để lại tại hiện trường. Người nuôi tôm tỏ ra rất hoang mang trước thông tin đầm tôm nhà ông Bình bị kẻ ác đầu độc.

Những người cùng khu nuôi tôm thương cảnh vợ chồng ông Bình khó khăn lại gặp hoạn nạn liền góp mỗi người một ít được 16,3 triệu đồng hỗ trợ gia đình ông vượt qua khó khăn.

Điêu đứng

Sau nhiều năm đi làm thuê khắp trong Nam, ngoài Bắc, đầu năm 2015, ông Bình quyết định về quê lập nghiệp bằng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng.

Trong nhà không có thứ gì đáng giá, 3 đứa con lại đang ăn học, ông cầm cố Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vay được 50 triệu đồng, mượn thêm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người anh trai vay thêm được 100 triệu đồng. Số tiền này sẽ đáo hạn vào tháng 3/2016.


Ông Bình đang đau đầu với món nợ trên 200 triệu đồng sắp đáo hạn.

Ngoài ra, anh em nội ngoại, hàng xóm, thân thích hùn vào được 13 chỉ vàng và trên 30 triệu đồng nữa để giúp ông thuê một đầm tôm, đầu tư thả giống. Những tưởng, với sự giúp đỡ của mọi người, công việc làm ăn của ông Bình sẽ xuôi chèo mát mái. Ai ngờ, vận đen cứ “ám” lấy gia đình ông.

Theo ông Bình, đến thời điểm tôm bị chết bất thường, trong đầm của ông đã có gần 2 tấn tôm (1kg khoảng 240-250 con). Đây là thời điểm con tôm bắt đầu lớn nhanh nên người nuôi tôm đếm từng ngày chờ thu hoạch. Nếu suôn sẻ, vài ba chục ngày nữa, gia đình ông sẽ thu hoạch trên dưới 3 tấn tôm, thu về trên 400 triệu đồng, lãi ròng hơn 200 triệu đồng.

“Nhìn cơ quan chức năng vớt xác tôm đem đi tiêu hủy mà lòng tôi rối bời. Vợ chồng hí hửng, tưởng sắp có tiền trả nợ ai ngờ giờ đây tiền cám trên 30 triệu đồng cũng chưa biết lấy đâu ra. Gia đình tôi sẽ sống sao khi đã trắng tay, lại còn gần 2 triệu đồng tiền lãi suất mỗi tháng?” – ông Bình chua xót.

Sau khi nhận được thông tin, cơ quan chức năng đã về lấy mẫu nước gửi đi xét nghiệm và ra quyết định tiêu hủy toàn bộ số tôm vớt được tại đầm tôm nhà ông Bình. Ông Nguyễn Trọng Bốn, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Diễn Châu cho biết: “Tại thời điểm nhận được thông báo, tôm đã chết trên 2 giờ, mẫu bệnh phẩm sẽ không còn giá trị nên ngành thú y không lấy mẫu đi xét nghiệm”.

Sau khi nhận được công văn báo cáo sự việc của UBND huyện Diễn Châu, ngày 20/10/2015, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn hỏa tốc giao cho Sở TN-MT chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra thực địa, phân tích mẫu nước... xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời.

Công văn cũng đề nghị UBND xã Diễn Trung phong tỏa khu vực ao nuôi bị tôm chết, không xả nước ao nuôi, không để nước trong ao chảy ra các khu vực khác... Tuy nhiên, đến thời điểm này, cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân sự việc.

Hiện nay, các hồ tôm bên cạnh đã xả nước, súc hồ chuẩn bị đón con nước lên trong vài ngày tới. Riêng hồ tôm nhà ông Bình vẫn án binh bất động: “Thấy người ta thu hoạch tôm chuẩn bị thả lứa mới mà vợ chồng tối đứt từng khúc ruột. Mong cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân, nếu có ai đó đã đầu độc đầm tôm nhà tôi thì phải xử lý nghiêm minh, tránh gây hoang mang dư luận” – ông Bình cho biết.

"Hiện tại chúng tôi chưa thể cung cấp gì thêm khi chưa có kết luận từ các cơ quan chức năng, tránh gây hoang mang cho người nuôi tôm” – ông Hồ Công Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Trung.

Nông Nghiệp Việt Nam, 17/11/2015
Đăng ngày 17/11/2015
Võ Văn Dũng
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 21:07 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 21:07 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 21:07 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 21:07 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 21:07 10/01/2025
Some text some message..