Dân đổ xô nuôi rắn, mong thành tỷ phú

Thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) vốn chỉ là vùng đất thuần nông, nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, người dân đổ xô sang nghề nuôi rắn.

nghe nuoi ran
Nghề nuôi rắn. Ảnh minh họa

Nghề nguy hiểm, nhưng lại giúp người dân nhanh làm giàu, nhiều hộ đã có tiền tỷ nhờ thu nhập từ nuôi rắn.

Người đầu tiên đưa nghề nuôi rắn về Bạch Xá là anh Nguyễn Kế Đông. Đầu năm 1990, anh Đông bắt đầu thí điểm xây dựng 5 chuồng chuyên nuôi rắn hổ mang và rắn hổ trâu với diện tích mỗi chuồng rộng khoảng 3m2, nuôi nhốt từ 30 - 40 con.

Anh Đông cho biết: “Rắn hổ mang là loài ăn tạp, nên rất dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn cho rắn cũng dễ kiếm, chủ yếu là gà và vịt con chết, trứng ấp hỏng, cóc, nhái… Sau đó, anh đã liên tục nhân thêm giống và đến nay, cả gia đình anh đã có tới 3 trang trại lớn chuyên nuôi rắn với số lượng lên tới 5.000 con, trong đó có 1.000 con giống bố mẹ và 4.000 con rắn thương phẩm.

Sau anh Đông đã có rất nhiều người trong thôn đầu tư vào nuôi rắn như ông Nguyễn Thế Sang. Nhà vốn chỉ trồng lúa là chính, song hiện ông đã có 3 chuồng rắn với số lượng gần 600 con. Ông Sang chia sẻ: “Lúc đầu, tưởng khó nuôi, nhưng sau đó tôi lại cảm thấy nuôi rắn còn dễ hơn… nuôi lợn”.

Theo anh Đông, trong nuôi rắn, điều quan trọng nhất là khâu cho rắn ăn. Rắn thường chỉ ăn mạnh vào tháng 6 - 7 và 2 ngày mới phải cho rắn ăn một lần, đặc biệt đến mùa đông không cần cho rắn ăn. Sau 2 năm, mỗi con rắn sẽ đạt từ 2,5 – 4kg, bán ra thị trường khoảng 800.000 – 1 triệu đồng/kg, trừ chi phí thì người nuôi lãi 400.000 – 500.000 đồng/con.

Với giá trị mỗi con rắn giống 150.000-170.000 đồng (tùy loại), khoảng 60.000 đồng/quả trứng giống, sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm một hộ nuôi rắn với số lượng hàng nghìn con như anh Đông có thể thu được hàng tỷ đồng. Toàn thôn Bạch Xá, hiện có 490 hộ dân, thì có tới 300 hộ đã chuyển sang nghề nuôi rắn.

Dân Việt
Đăng ngày 27/09/2012
Nuôi trồng

Những điều bạn cần biết khi ủ cám gạo cho tôm ăn

Cám gạo là dạng thức ăn tinh bột cao rất tốt cho tôm, cá. Vậy cần biết cách ủ cám gạo cho tôm ăn để cung cấp cho tôm đa dạng nhiều chất dinh dưỡng cho tôm phát triển nhanh nhất.

Cám gạo
• 10:19 28/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 10:01 25/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 09:42 25/10/2024

Các lý do thuyết phục cho việc lựa chọn cá đối mục vào nuôi ghép cùng tôm

Một trong những mô hình nuôi ghép đang được quan tâm hiện nay là nuôi ghép cá đối mục (Mugil cephalus) với tôm. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững. 

Cá đối mục
• 10:21 24/10/2024

Thúc đẩy kinh tế vùng cao Việt Nam từ các loài cá đặc sản

Các loài cá đặc sản được xem nguồn tài nguyên quý giá tại các vùng cao Việt Nam, không chỉ góp phần cải thiện đời sống kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển du lịch và tạo dựng bản sắc địa phương.

Cá tầm
• 22:23 28/10/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 22:23 28/10/2024

Những điều bạn cần biết khi ủ cám gạo cho tôm ăn

Cám gạo là dạng thức ăn tinh bột cao rất tốt cho tôm, cá. Vậy cần biết cách ủ cám gạo cho tôm ăn để cung cấp cho tôm đa dạng nhiều chất dinh dưỡng cho tôm phát triển nhanh nhất.

Cám gạo
• 22:23 28/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 22:23 28/10/2024

Tôm Việt Nam khẳng định chất lượng trên thị trường EU và tiềm năng phát triển

Tôm Việt Nam đang từng bước khẳng định chất lượng và vị thế vững chắc của mình trên thị trường châu Âu (EU), một trong những thị trường khó tính nhất thế giới. Với yêu cầu cao về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc, thị trường EU đã tạo ra không ít thách thức đối với các quốc gia xuất khẩu tôm. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội lớn để tôm Việt Nam tỏa sáng và chinh phục thị trường quốc tế.

Nhẫn tôm
• 22:23 28/10/2024
Some text some message..