Dân 'khóc ròng' vì vẹm xanh nuôi 3 năm nay liên tục chết

Những năm trước đây nghề nuôi vẹm xanh trên đầm Nha Phu đã giúp người nuôi ở thôn Lê Cam, xã Ninh Phú, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) ăn nên làm ra. Tuy nhiên khoảng 3 năm gần đây, không hiểu nguyên nhân gì vẹm nuôi liên tục chết..

Dân 'khóc ròng' vì vẹm xanh nuôi 3 năm nay liên tục chết
Dân 'khóc ròng' vì vẹm xanh nuôi 3 năm nay liên tục chết

Tính đến nay nghề nuôi vẹm xanh trên đầm Nha Phu đã hình thành được hơn 15 năm. Ban đầu chỉ có một số hộ nuôi nhỏ lẻ, sau khi thành công số người nuôi vẹm ngày một nhiều hơn. Đặc biệt, từ năm 2008, do giá vẹm lên cao trên dưới 10.000 đ/kg (còn hiện nay khoảng 25.000 đ/kg) nên số người nuôi vẹm ngày càng nhiều, diện tích nuôi cũng tăng đột biến.

nuôi vẹm, nuôi vẹm xanh, vẹm chết, vẹm chết Khánh Hòa, nuôi vẹm xanh ở Khánh Hòa

Vẹm xanh bị chết hả vỏ

Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Lệ Cam, chỉ riêng thôn Lê Cam, xã Ninh Phú có 81 hộ, thì đã trên 50 hộ nuôi vẹm. Trong đó, người nuôi ít vài trăm trụ, nhiều lên đến hàng chục trụ. Về trụ nuôi làm đơn giản bằng các trụ gỗ cây bạch đàn hay keo, cây bàng… nhỏ bằng bắp tay, được quấn bằng lưới mùng giữa thân tre đoạn ngâm dưới nước, chừa trống lại phần gốc cắm dưới bùn và phần ngọn nhô trên mặt nước. Giá đầu tư mỗi trụ nuôi khoảng 12.000 đồng.

Theo đánh giá của người nuôi vẹm, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu không lớn nhưng cho thu nhập cao từ nghề này, có thể nói không quá là, “1 vốn 10 lời”. Bởi người nuôi không đầu tư con giống và thức ăn, mà chỉ cần cắm trụ xuống biển, vẹm con sẽ bám vào thân trụ. Sau đó, đợi chúng lớn bằng 2 ngón tay thì tiến hành thu hoạch.

“Sau 8-9 tháng thì người nuôi bắt đầu thu vẹm. Trung bình, 1.000 trụ nếu nuôi ngon lành, sau khi trừ chi phí người nuôi kiếm trên 100 triệu đồng”, ông Tuấn không giấu diếm. Nhưng việc nuôi vẹm lợi “khủng” như trên là trước đây. Còn 3 năm qua người nuôi vẹm ở thôn Lê Cam liên tục thua lỗ, vì vẹm nuôi lớn bằng ngón tay cứ chết dần chết mòn.

Đưa chúng tôi ra khu vực nuôi vẹm của gia đình ở đầm Nha Phu, anh Huỳnh Thanh Vũ buồn nẫu ruột nói: "Tưởng chừng năm nay nhà tôi nuôi vẹm trúng lớn, vì lúc đầu quan sát vẹm con bám dày đặt vào trụ. Ấy vậy mà vài tuần nay tôi lặn xem vẹm nuôi đã chết hàng loạt, còn leo que vài con. Trong khi đó tình trạng vẹm nuôi vẫn đang tiếp tục chết”

Theo anh Vũ, vụ này gia đình anh thả nuôi 3.000 trụ, với tổng đầu tư hơn 30 triệu đồng, chưa kể công cán. Đây là vụ thứ 3 liên tiếp gia đình anh nuôi vẹm thất bại. Qua tìm hiểu được biết, hầu hết người nuôi vẹm ở thôn Lê Cam đều lâm vào cảnh tương tự như gia đình anh Vũ, bởi họ nuôi gần nhau trên đầm Nha Phu.

Người dân thôn Lệ Cam cho biết, nuôi vẹm xanh liên tục thua lỗ

Người dân thôn Lệ Cam cho biết, nuôi vẹm xanh liên tục thua lỗ

Vụ này, người nuôi bị thiệt hại nặng nhất phải kể đến gia đình ông Nguyễn Nhơn. Ông Nhơn nuôi khoảng 30.000 trụ, hiện vẹm nuôi đã gần thu hoạch nhưng hiện 70% sản lượng vẹm chết. “Nếu vụ này vẹm nuôi không chết, tôi lãi hàng trăm triệu đồng. Nhưng giờ vẹm nuôi chết rồi nên tôi chẳng tha thiết ra đầm để chăm sóc và canh vẹm nữa”, ông Nhơn than vãn.

Về nguyên nhân, người nuôi nghi ngờ nguồn nước trên đầm bị ô nhiễm nặng. Trong đó có thể từ việc cào sò làm xáo trộn nguồn nước hay việc phát triển nghề nuôi tôm trải bạt trên địa bàn, không biết người nuôi tôm có đầu tư hệ thống xử lý hay không mà nước thải ra môi trường thường xuyên đen đục, bốc mùi hôi thối.

Người dân cũng đề nghị cơ quan chức năng sớm kiểm tra, lấy mẫu nước và có giải pháp hỗ trợ cho người nuôi.

Ông Phạm Thanh Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Phú xác nhận những năm gần đây nghề nuôi vẹm xanh trên đầm Nha Phu của người dân địa phương không còn đạt hiệu quả cao như trước. Về nguyên nhân vẹm chết chưa rõ ràng, có thể nguồn nước bị ô nhiễm. Tuy nhiên để xác định nguyên nhân cụ thể cần cơ quan chuyên môn vào cuộc.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 31/07/2017
Kim Sơ
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 23:14 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 23:14 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 23:14 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:14 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 23:14 25/11/2024
Some text some message..