Các gia đình đều huy động mọi nhân lực, phương tiện để chuyên chở và chế biến sứa ngay tại bãi biển.
Chị Đặng Thị Tân (thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh) vui mừng chia sẻ: Thuyền của gia đình tôi đi mỗi ngày 3 - 4 chuyến, mỗi chuyến được chừng gần 1 tấn sứa tươi. Cứ mỗi tấn sứa sẽ chế biến được khoảng 50kg sứa lá dung. Với giá bán sứa thân là 70.000 đồng/kg, sứa chân 100.000 đồng/kg, mỗi ngày đi biển cũng cho thu nhập 6 - 8 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí...
Những con sứa nặng cỡ chục kg được ngư dân trải dài trên bãi cát trắng để cắt nhỏ ra đem xuống biển rửa sạch
Gắn bó với nghề chế biến sứa lá dung truyền thống hơn 50 năm qua, cụ bà Đặng Thị Nghị (81 tuổi, thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh) cho biết: Sứa lá dung ở Kỳ Ninh ngày càng được nhiều người ưa chuộng nên giá thành từ đó cũng được nâng lên, mang lại thu nhập cao cho bà con chúng tôi. Giờ khá hiếm nơi còn giữ cách làm sứa lá dung như ở Kỳ Ninh, có lẽ vì thế, sứa ở quê tôi có thương hiệu riêng và có chỗ đứng trong lòng thực khách ...
Sứa sau khi được cắt thành mảnh nhỏ đem rửa sạch với nước biển...
... thì được trộn với lá lấu để loại bỏ vị tanh nhớt và làm gieo sứa...
... tiếp theo là trộn với lá dung để sứa có độ vàng, thơm giòn tự nhiên.
Theo ông Lê Công Đường - Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh cho biết: “Hiện toàn xã có gần 100 hộ chế biến sứa lá dung truyền thống. Nghề làm sứa lá dung mang lại thu nhập khá cho nhiều lao động địa phương. Hiện đang đầu mùa, giá sứa khá cao nên bà con làm đến đâu là bán hết đến đó.... (Trong ảnh: Sứa được lên mâm cùng các gia vị nước chấm, rau thơm truyền thống).