Đánh giá chất lượng và chọn tôm giống

Đánh giá chất lượng tôm giống và chọn được tôm giống sạch bệnh, khỏe và chất lượng cao cho nuôi thương phẩm là rất quan trọng, quyết định lớn đến sự thành công của vụ nuôi.  Các trại giống và cả người mua đều có trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng tôm giống tốt cho nghề nuôi.

Tôm giống
Giống tôm thẻ chân trắng

 1. Đánh giá chất lượng tôm giống tại trại giống trong quá trình ương và trước khi bán

Trong trại sản xuất giống tôm, đánh giá chất lượng ấu trùng và hậu ấu trùng là khâu rất quan trọng nhằm đảm bảo tôm bán ra đạt chuẩn thả nuôi. Theo FAO (2007), việc đánh giá chất lượng ấu trùng và hậu ấu trùng tôm cần đảm bảo đủ 3 mức độ sau:

Mức 1: quan sát ấu trùng, tôm bột và nước ương để đánh giá cảm quan sức khỏe của tôm. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm quan sát hoạt động bơi lội, hướng quang, dải phân tôm, dấu hiện phát sáng, trắng thân, độ đồng đều các giai đoạn và độ đầy ruột (Bảng 1).

Bảng 1.  Đánh giá mức 1 (Quan sát đánh giá mẫu ấu trùng và hậu ấu trùng trong trại giống)

Chỉ tiêu

Điểm

Giai đoạn

Quan sát

Hoạt động bơi lội

-  Mạnh (>95%)

-  Trung bình (70-95%)

-  Yếu (<70%)

 

10

5

0

 

Tất cả các giai đoạn

 

Hàng ngày 2-4 lần

Hướng quang

-  Rất mạnh(>95%)

-  Trung bình (70-95%)

-  Yếu (<70%)

 

10

5

0

 

Ấu trùng zoae

 

Hàng ngày 2-4 lần

Dải phân tôm

-Có (90-100%)

- Trung bình (70-90%)

-  Không <70%)

 

10

5

0

 

Ấu trùng zoae

 

 

Hàng ngày 2-4 lần

Phát sáng

-  Không có

-  Có (<10%)

-  Nhiều (>10%)

 

10

5

0

 

Mysis

 

Quan sát đáy bể ban đêm

Bệnh trắng thân

-  Không có

-  Có (<10%)

-  Nhiều (>10%)

 

10

5

0

 

Postlarvae

 

Hàng ngày 2-4 lần

Độ đồng đều giai đoạn

-  Cao (80-100%)

-  Trung bình (70-80%

-  Kém (<70%)

 

10

5

0

 

Tất cả các giai đoạn

 

Hàng ngày 2-4 lần

Độ đầy ruột

-  Đầy ruột (100%)

-  Nửa ruột (50%)

- ; Đói (20%)

 

10

5

0

 

Mysis

 

Hàng ngày 2-4 lần

Mức 2: đánh giá bằng cách xét nghiệm mẫu tôm dưới kính hiển vi về các đặc điểm hoại tử, trương ruột, sinh vật bám trên thân, trải mẫu tươi, nhuộm mẫu các bệnh vi-rút như MBV, protozoa, hay cấy vi khuẩn trong môi trường agar (Bảng 2).

Bảng 2  Đánh giá mức 2 (Quan sát mẫu dưới kính hiển vi, nhuộm nhanh tôm trong trại giống)

Chỉ tiêu

Điểm

Giai đoạn

Quan sát

Gan tụy (giọt dầu)

-  Nhiều (>90%)

-  Trung bình (70-90%)

- ; Ít  (<70%)

 

10

5

0

 

Tất cả các giai đoạn

 

Hàng ngày 2-4 lần

Độ đầy ruột/trương ruột sau

-  Đầy ruột (>95%)/(0% trương ruột)

-  Trung bình  (70-95%)/ (1-10% trương ruột)

-  Đói (<70%) />10% trương ruột)

 

10

 

 

5

0

 

Tất cả các giai đoạn

 

Hàng ngày 2-4 lần

Hoại tử

-  Không (0%)

-  Có (<15%)

-  Nhiều (>15%)

 

10

5

0

 

Tất cả các giai đoạn

 

Hàng ngày 2-4 lần

Dị hình

-  Không (0%)

-  Có (<10%)

-  Nhiều (>10%)

 

10

5

0

 

Tất cả các giai đoạn

 

Hàng ngày 2-4 lần

Sinh vật bám

-  Không (0%)

-  Có (<15%)

-  Nhiều (>15%)

 

10

5

0

 

Tất cả các giai đoạn

 

Hàng ngày 2-4 lần

Vi-rút

-  Không (0%)

-  Có (<15%)

-  Nhiều (>15%)

 

10

5

0

 

Mysis

 

Hàng ngày 2-4 lần

Mức 3: đánh giá bằng kỹ thuật hiện đại như sinh học phân tử (kiểm tra PCR), cảm nhiễm và gây cảm nhiễm, miễn dịch (Bảng 3).

Bảng 3  Đánh giá mức 3: Phân tích PCR mẫu tôm ở phòng thí nghiệm

Kỹ thuật phân tích

Bệnh

Định tính

Điểm

 

PCR

WSSV

Âm tính

10

YHV

Âm tính

10

MBV

Âm tính

10

 

Vi-rút khác

Âm tính

10

 Tùy vào mức độ của các chỉ tiêu được cho điểm sẽ giúp đánh giá được ấu trùng khỏe hay yếu. Điểm tổng càng cao thì ấu trùng và tôm bột càng có chất lượng cao và ngược lại. Khi xem xét khả năng chọn lựa tôm để tiếp tục ương nuôi hay hủy bỏ, nên xem xét tầm quan trọng của các bước theo chiều ngược lại. Nghĩa là cần xem xét mức 3 trước, nếu xét nghiệm mức 3 cho thấy tôm không bị nhiễm vi-rút thì xem xét tiếp mức 2 và tiếp đó là mức 1.  Trong bất kỳ trường hợp nào, khi có 2 chỉ tiêu trở lên có điểm 0 thì nên loại bỏ tôm.

2. Các bước chọn tôm giống chất lượng tốt để mua

Để chọn được tôm giống tốt thả nuôi, người nuôi tôm cần chú ý xem xét, thực hiện tốt các bước sau:

  1. Lập kế hoạch thả tôm đúng lịch thời vụ và cả vùng thả giống đồng loạt trong vòng 2 tuần. Các ao kế cận tốt nhất nên thả tôm cùng một mẻ.
  2. Chọn trại tôm giống có uy tín, để đến xem và đánh giá chất lượng giống
  3. Chọn mẻ tôm đồng cỡ, tôm bột PL15 dài trên 1,2cm; có cùng tôm mẹ. Tôm tốt thì đồng màu, có màu xám hay nâu nhạt. Tôm có màu đỏ hay hồng có thể yếu hay đã bị sốc. Tôm hoạt động nhanh. Khi cho vào thau nước, khuấy tròn nhẹ, tôm khỏe bơi ngược dòng ven thành thau, tôm yếu bị gom lại giữa thau.
  4. Cách khác, chọn 20-30 con tôm bột cho vào cốc có chứa nước ương (1/2 cốc) rồi cho nước ngọt vào đầy cốc. Nếu tôm chết quá 25% sau 1 giờ thì không mua.
  5. Xem tôm dưới kính hiển vi, nếu tôm bị nhiều sinh vật bám và dơ; nhiều tôm bị mất chân thì không mua. Kiểm tra đốt bụng kế đuôi, nếu độ dày cơ thịt gấp hơn 4 lần ruột thì tốt. Ruột nên đầy thức ăn.
  6. Chuyển sống 15 tôm bột trong bao nilon đến phòng thí nghiệm để kiểm tra nhanh vi-rút bệnh còi MBV và chỉ chọn mua lứa tôm không bị nhiễm vi-rút này. Cho 60 tôm bột vào lọ chứa dung dịch cồn rồi chuyển đến phòng thí nghiệm kiểm tra bệnh đốm trắng và các bệnh vi-rút khác bằng phương pháp PCR. Chỉ chọn mua lứa tôm không nhiễm vi-rút.
  7. Vận chuyển tôm buổi sáng hay chiều tối, mật độ 1.500-2.000 con/L trong bao chứa 2 lít nước.

3. Loại bỏ tôm yếu trước khi thả

Thông thường tôm giống được kiểm tra chất lượng kỹ trước khi mua. Tuy nhiên, sau khi chuyển tôm giống về đến ao nuôi (trước khi thả) cũng cần loại bỏ tôm yếu bằng cách gây sốc formol, chỉ chọn tôm thật khỏe để thả nuôi. Loại bỏ tôm yếu bằng cách cho tôm phục hồi một thời gian sau khi vận chuyển, sau đó, cho tôm vào một bể chứa nước ao có pha formol với nồng độ 20 mL formol/100 lít nước. Mật độ tôm thả là 50.000 con/100 lít nước. Sục khí vừa phải để đảm bảo oxy trong nước. Sau 1 giờ, loại bỏ tôm yếu bằng cấy khuấy tròn nước trong bể để tôm yếu bị tập trung vào giữa bể, tôm mạnh khỏe sẽ bám thành bể và ngược dòng nước. Những đàn tôm mạnh thì tỉ lệ tôm chết không quá 10%.  Theo Chanratchakool et ctv (1995) thì cách làm này khá hiệu quả trong việc ngăn ngừa rủi ro bệnh tôm trong ao nuôi.

UV-Việt Nam
Đăng ngày 11/03/2014
PGs. Ts. Trần Ngọc Hải, KTS – ĐH Cần Thơ
Kỹ thuật

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 19:37 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 19:37 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 19:37 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 19:37 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 19:37 24/12/2024
Some text some message..