Đặt lọp cá heo

Cứ đến mùa nước rút, người dân vùng biên giới An Giang lại đi đặt lọp cá heo kiếm thêm thu nhập.

đặt lọp kiếm cá heo
Anh Lượng chuẩn bị đặt lọp kiếm cá heo - Ảnh: Hồng Ánh

Đặt lọp đêm

Chúng tôi theo chân cha con anh Nguyễn Văn Lượng (ngụ xã Nhơn Hưng, H.Tịnh Biên)  đi đặt lọp cá heo đêm tại cánh đồng biên giới. Anh Lượng có khoảng 50 cái lọp. Để khỏi bị lạc mất, anh cột vào mỗi lọp một chiếc phao. Khi đi thăm, anh chỉ cần nắm phao rồi phăng dây kéo lọp lên. Ban đầu, chúng tôi cứ tưởng mỗi lọp chỉ dính được một vài con, ai ngờ khi anh kéo lên, lọp nào cũng có nhiều cá heo. Anh cho biết: “Tối nay, cá chạy kiểu này chắc thu hoạch khá. Đặt lọp cá heo cũng dễ nhưng quan trọng phải biết chọn mồi. Cá heo mê nhất là mồi gạch cua, mỗi lần thăm lọp xong, tôi tét đôi khoảng 5 con cua cho vào”.

Ông Năm Tòng, người có hơn 20 năm trong nghề, nói: “Hồi đó cá heo nhiều vô kể, dân nghèo chủ yếu bắt bằng chài, lưới. Mấy năm gần đây, nhiều người dùng xung điện đánh bắt theo kiểu tận diệt nên nguồn cá giảm dần, lượng cá heo cũng ít đi. Có năm cá heo mất dạng, đặt lọp không chạy đành phải treo lọp mãn mùa nước”.

Cũng theo lời ông Năm Tòng, cá heo thích trú ngụ ở những nơi nước chảy xiết, đặc biệt tại đoạn kênh Tha La, Trà Sư. Khi đặt lọp, ngư dân nhìn con nước chảy về hướng nào thì xoay đít hom xuôi theo chiều hướng đó. Ở chỗ nước chảy xiết, cá heo từ đồng bắt nước mát lội ngược dòng về sông. Nếu gặp “mồi bén” trong lọp, cá sẽ chui vào ăn và bị dính lại.

cá heo nước ngọt
Cá heo đang rất được ưa chuộng - Ảnh: Hồng Ánh

Thu nhập khá

Từ đầu mùa con nước giựt đến nay, với 60 cái lọp đặt trên tuyến kênh Trà Sư, mỗi ngày ông Năm Tòng thu được khoảng 6 kg cá heo, có đêm thu tới 10 kg cá. Con trai ông đặt 40 cái lọp tại kênh Tha La cũng dính khoảng chục kí cá heo mỗi đêm. Theo ông Tòng, từ lâu rồi ông mới thấy người dân đi đặt lọp trúng cá heo nhiều như vậy. Bạn hàng chợ Châu Đốc cân với giá 50.000 - 60.000 đồng/kg, bỏ sở hụi mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng. Nhờ mùa nước nổi mà gia đình ông Năm Tòng có thu nhập ổn định. Hiện cá heo được nhiều người ưa chuộng và có giá khá cao. Từ các chợ đầu mối, cá heo còn sống đem về bán ở chợ Long Xuyên với giá từ 300.000 - 400.000 đồng/kg.

Vài năm trở lại đây, do nguồn cá heo ngoài thiên nhiên bị cạn kiệt, nhiều hộ dân ở vùng đầu nguồn thuộc các huyện thị thành (An Phú, Tân Châu, Châu Đốc) của tỉnh  An Giang  còn đẩy mạnh mô hình nuôi cá heo trong lồng bè, đem lại hiệu quả cao. Ông Năm Tòng cho biết ngoài số cá heo lớn mang ra bán ở chợ, ông còn lựa lại những con cá heo bằng đầu ngón tay để cân cho các hộ nuôi làm giống, với giá 120.000 đồng/kg. “Nuôi cá heo như vầy hay lắm, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa bảo tồn nguồn cá heo trong tự nhiên”, ông Năm chia sẻ.

Cá heo nước ngọt thường xuất hiện vào mùa nước nổi (khoảng tháng 7 - 11 âm lịch), ở những nơi nước chảy mạnh. Cá mình dẹp, to nhất cỡ 3 ngón tay người lớn, dài khoảng 10 cm; màu xanh nhạt, da láng, không vảy. Đuôi, vây, kỳ cá màu đỏ cam rất đẹp. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì khi lặn dưới nước hoặc bắt đem lên bờ, cá phát ra tiếng kêu eng éc.

Báo Thanh Niên, 13/12/2013
Đăng ngày 14/12/2013
Hồng Ánh
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 11:12 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 11:12 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 11:12 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:12 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 11:12 16/11/2024
Some text some message..