Đầu tháng 3/2020, Hoa Kỳ sẽ đánh giá an toàn thực phẩm cá tra Việt Nam

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ ngày 2 - 13/3, Đoàn thanh tra an toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) sẽ đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 2. Đây cũng là cơ hội để mở rộng thị trường cá tra.

Cá tra
Hoa Kỳ sẽ đánh giá an toàn thực phẩm cá tra Việt Nam

Bộ NN&PTNT cho biết, lần này FSIS sẽ đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đối với cá thuộc bộ Siluriformes (cá da trơn), trong đó chủ yếu là cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long.

Trước đó, tháng 5/2018, FSIS đã đến vùng nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đánh giá và ghi nhận việc thực thi hệ thống kiểm soát ATTP trong quá trình sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các quy định của Hoa Kỳ.

Sau khi FSIS công bố dự thảo công nhận hệ thống của Việt Nam và xin ý kiến công chúng, đến cuối tháng 10/2019, USDA đã chính thức công bố quyết định công nhận tương đương hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Còn theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), trước đó đoàn công tác Bộ NN&PTNT đã rà soát, kiểm tra thực địa từ vùng nuôi cá tra và hệ thống các nhà máy chế biến thủy sản của 13 doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, nghề nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt nhiều bước tiến mới.

Hiện 10/10 tỉnh/thành có vùng nuôi cá tra có kế hoạch phòng chống dịch bệnh. Mặt khác thực hiện quan trắc kiểm soát môi trường nước, Tổng cục Thủy sản và Ủy hội sông Mekong thực hiện quan trắc tại các điểm đầu nguồn sông Mekong. Các địa phương đảm nhiệm quan trắc vùng nuôi, còn cơ sở ao nuôi thì quan trắc tại các ao nuôi. Riêng về thức ăn thủy sản cho cá tra: 100% cơ sở SX thức ăn công nghiệp được kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện SX kinh doanh và 100% cơ sở nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp.

Để kiểm soát yếu tố đầu vào, 100% doanh nghiệp chế biến có vùng nuôi cá tra thương phẩm riêng hoặc mua nguyên liệu từ cơ sở nuôi gia công hoặc liên kết chuỗi. 100% cơ sở nuôi được kiểm soát về ATTP theo Luật ATTP, 70% diện tích cơ sở nuôi đạt chứng nhận GAP. Trong đó, đáp ứng điều kiện truy xuất nguồn gốc có 4.860 ao nuôi được cấp mã số nhận diện, quản lý phần mềm trên website (http://dulieucatra.mard.gov.vn/General/login/default.aspx).

Bộ NN&PTNT cũng khẳng định, Hoa Kỳ đã công nhận sản phẩm cá tra Việt Nam sản xuất tương đương trình độ quốc tế. Cả quá trình sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, chế biến Việt Nam làm rất tốt ở trình độ cao.

Khi Hoa Kỳ tiến hành kiểm tra lần thứ 2 cũng là cơ hội để Việt Nam kiểm tra, cơ cấu lại sản xuất cao hơn để sắp tới có thêm nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ hưởng thuế suất bằng 0%, phát huy lợi thế tiềm năng rất lớn.

Để chuẩn bị đón đoàn công tác của Hoa Kỳ, Bộ NN&PTNT yêu cầu doanh nghiệp rà soát, cải thiện điều kiện đảm bảo ATTP, chương trình quản lý chất lượng và hồ sơ thực hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất, vận chuyển, sơ chế, chế biến cá tra xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Các doanh nghiệp chủ động cử cán bộ phối hợp với cơ quan quản lý nuôi trồng ở địa phương để rà soát điều kiện đảm bảo ATTP, hồ sơ quản lý ao nuôi tại các cơ sở cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Đối với doanh nghiệp có lô hàng bị FSIS cảnh báo, cần lưu trữ đầy đủ hồ sơ, bao gồm văn bản cảnh báo, báo cáo điều tra nguyên nhân, kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục và các bằng chứng cụ thể để chứng minh.

Thời báo tài chính Việt Nam
Đăng ngày 28/02/2020
Phúc Nguyên
Doanh nghiệp
Bình luận
avatar

Khuyến mãi tưng bừng - Mừng quốc khánh

Loa!! Loa!! Loa!! Chào đón ngày Tết Độc lập, chương trình khuyến mãi lớn nhất tháng tại eShop sẽ diễn ra tưng bừng với “Deal chồng deal - Giảm chồng giảm”, cùng đón đọc ngay để biết đó là gì nhé!

Farmext eShop
• 17:58 22/08/2024

[Mua 1 sản phẩm cũng Freeship] Enzyme tiêu hóa Alkacel 20X - Enzyme đột phát, tốt cho gan ruột của tôm

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của tôm chính là hệ thống tiêu hóa.

Alkacel 20X
• 11:26 22/08/2024

[Miễn phí vận chuyển] PONDTOSS™ - Vi sinh mật độ cao từ Mỹ

Bạn đang muốn cải thiện chất lượng nước ao nuôi và giảm thiểu rủi ro bệnh tật cho tôm?

 PONDTOSS™
• 11:20 22/08/2024

Hiện trạng thu hẹp nguồn vốn đại lý đầu tư: Nguyên nhân và giải pháp

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đã trải qua nhiều biến động lớn, đặc biệt là về giá cả và nguồn vốn đầu tư.

Hộ nuôi tôm
• 10:03 21/08/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 10:30 10/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 10:30 10/09/2024

Việt Nam khẳng định vị thế là "siêu cường tôm" nhờ thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những "siêu cường tôm" toàn cầu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

Tôm
• 10:30 10/09/2024

Công thức sử dụng một số thảo dược kháng bệnh cho tôm

Sử dụng chiết xuất thảo dược để tăng cường miễn dịch và kiểm soát bệnh cho tôm nuôi được biết đến từ lâu, và hai năm qua các chuyên gia ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ thực hiện chương trình Đổi mới sáng tạo tôm Mekong tập trung nghiên cứu đưa ra một số công thức cụ thể.

Tôm thẻ
• 10:30 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 10:30 10/09/2024
Some text some message..