Đầu tư bài bản, nắm vững quy trình để nuôi tôm bền vững

Dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp ngay trong vụ nuôi đầu năm khiến tôm chết hàng hoạt, hoặc chậm phát triển. Về nguyên nhân dịch bệnh, ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh cho biết:

đào ao nuôi tôm
Ảnh minh họa: tepbac.com

Tôm nuôi chậm lớn, xảy ra dịch bệnh do ngọt hóa kéo dài, độ mặn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến nay, nắng nóng thất thường, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn là dấu hiệu không tốt đối với môi trường nuôi tôm. Các hộ nuôi tôm trên cát thả nuôi mật độ quá dày cũng là nguyên nhân dẫn đến tôm nuôi chậm phát triển, dễ xảy ra dịch bệnh. Gần đây, các cơ sở tôm giống ngoài tỉnh có chương trình khuyến mãi tôm giống, cộng với tâm lý muốn nâng cao năng suất, sản lượng khiến người dân thả nuôi mật độ dày. Riêng đối với tôm chân trắng ở vùng đầm phá tuy ít dịch bệnh, nhưng chậm lớn do ngọt hóa, độ mặn thấp. Tình trạng ngọt hóa, độ mặn thấp một phần do đang mùa thu hoạch lúa, người dân thải nước trong đồng ruộng ra các vùng đầm phá. Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến nuôi tôm trên cát thường xuyên bị dịch, hiệu quả chưa cao là do người dân chưa đầu tư thỏa đáng, chưa nắm bắt và tuân thủ các quy trình kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc, phát hiện, xử lý dịch bệnh...

Giải pháp nào để ngăn chặn, hạn chế tối đa dịch bệnh trên tôm nuôi, thưa ông?

Khi phát hiện tôm nuôi xảy ra dịch bệnh, Chi cục NTTS tỉnh phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh và các địa phương tổ chức kiểm tra, cấp phát hóa chất và hướng dẫn người dân các biện pháp xử lý, dập dịch. Trong thời điểm nắng nóng, Chi cục NTTS tỉnh có văn bản gửi các địa phương, đồng thời cử cán bộ trực tiếp về tận cơ sở để hướng dẫn người dân phòng chống dịch bệnh. Đối với các ao nuôi chưa bị dịch, sử dụng các loại thuốc, vôi, tăng độ mặn để phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo tôm phát triển. Các ao đã bị bệnh phải đóng cống, xử lý hóa chất đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường.

Đối với nuôi tôm trên cát, kể cả nuôi tôm chân trắng vùng đầm phá, người dân chỉ nên thả mật độ 200 con/m2 trở xuống, nhằm tạo điều kiện cho tôm phát triển nhanh, kích cỡ lớn, đảm bảo chất lượng, giá cao. Chi cục NTTS cũng đã làm việc với các cơ sở sản xuất, ươm giống trước khi xuất bán cho người dân phải đảm bảo chất lượng; cảnh báo người dân không vì khuyến mãi giống mà thả mật độ quá dày... Vừa qua, Chi cục NTTS tỉnh làm việc với các đơn vị chủ hồ đập, thống nhất trong tháng 6/2015 cần hạn chế lưu lượng xả nước ra vùng đầm phá, các cửa Lác, đập Thảo Long nhằm hạn chế tình trạng ngọt hóa, tăng độ mặn đảm bảo phục vụ nuôi trồng thủy sản...

Trong nhiều giải pháp, theo ông đâu là giải pháp căn cơ, hướng đến nuôi tôm bền vững?

Các địa phương phải chấp hành tốt các điều kiện quy hoạch vùng nuôi hợp lý, có đầy đủ ao lắng, ao xử lý nước thải, hệ thống kênh mương thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường... Các hộ nuôi mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, máy móc phục vụ nuôi tôm. Người dân phải nắm bắt, áp dụng đúng các quy định kỹ thuật nuôi tôm bền vững, như tuân thủ quy hoạch, điều kiện chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh, thường xuyên theo dõi để sớm phát hiện dấu hiệu dịch bệnh; luôn có nguồn hóa chất, thuốc men tại chỗ để kịp thời xử lý dịch. Nguồn giống nuôi phải chọn mua tại các cơ sở có uy tín, chọn nguồn giống đảm bảo chất lượng, đúng kích cỡ, đồng thời tăng cường xử lý môi trường ao lắng.

Quá trình nuôi cần tăng cường các chất khoáng, tăng các loại vitamin nhằm nâng cao sức đề kháng cho tôm. Đối với môi trường, phải tuân thủ nghiêm ngặt việc xử lý nước thải; hạn chế sử dụng hóa chất xử lý nước thải bằng cách thả nuôi cá rô phi trong thời gian chờ nuôi vụ khác, đó cũng là điều kiện góp phần tăng thu nhập. Khi tôm thả nuôi cần nâng cao mực nước trong hồ, thường xuyên kiểm tra, đo độ mặn, độ pH, NH3 để có biện pháp xử lý kịp thời. Các loại thức ăn cho tôm phải đảm bảo chất lượng, mua tại các cơ sở, đại lý có uy tín; ban ngày nên hạn chế lượng thức ăn, tăng cường thức ăn vào ban đêm vì lúc này nguồn nước mát, tôm khỏe nên ăn nhiều... Chi cục NTTS tỉnh sẽ phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh sử dụng nguồn hóa chất dự phòng và lượng hóa chất được Trung ương hỗ trợ mới đây để cấp phát cho các địa phương dự trữ, kịp thời triển khai xử lý, phòng chống dịch bệnh...

Xin cảm ơn ông!

Báo Thùa Thiên Huế, 26/05/2015
Đăng ngày 29/05/2015
Hoàng Triều (thực hiện)
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 05:31 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 05:31 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 05:31 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 05:31 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 05:31 16/11/2024
Some text some message..