Đầu tư, hỗ trợ mở rộng thị trường xuất khẩu cá cảnh

Trong vài năm gần đây, cá cảnh thành phố phát triển mạnh, vì chỉ cần diện tích nhỏ cũng có thể kinh doanh, sản xuất. So với cá thịt, cá cảnh có thị trường, năng suất tốt, ngoài ra còn được Nhà nước hỗ trợ chính sách.

Cá dĩa
Cá dĩa là cá cảnh được ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao.

Tiềm năng

Theo Chi cục Thủy sản TPHCM, sản lượng cá cảnh sản xuất và xuất khẩu tăng đều qua các năm. Tính đến năm 2018, tổng diện tích nuôi cá cảnh trên toàn thành phố khoảng 88,9ha với hơn 292 cơ sở, hộ nuôi, chủ yếu tập trung ở huyện Bình Chánh, Củ Chi; quận 12, quận 9, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức. Trong đó có 3 hình thức nuôi là trong hồ kính, hồ xi măng, ao đất. Sản lượng cá cảnh năm 2018 sản xuất đạt 182 triệu con, tăng 17,4% so với năm 2017; xuất khẩu trên 20,31 triệu con, tăng 11,6% so với năm 2017, giá trị kim ngạch đạt 22,39 triệu USD, tăng 11,5% so với năm 2017. Tuy chỉ có hơn 20 đơn vị, cá nhân của thành phố tham gia xuất khẩu, nhưng đã xuất đến 46 quốc gia, trong đó thị trường châu Âu chiếm 55%, châu Á 28,95%, châu Mỹ 14,44%, Trung Đông 0,92% và Nam Phi 1,63%.

Trong tháng 11-2019, thành phố sản xuất gần 12 triệu con cá cảnh, xuất khẩu 1.799.684 con (so với tháng 11-2018 là 1.732.796 con, đạt 103,9% so cùng kỳ); với kim ngạch 1.708.657 USD (tháng 11-2018 là 1.685.054 USD, đạt 101,4% so với cùng kỳ). Tính đến hết tháng 11-2019, số lượng cá cảnh sản xuất là 192,5 triệu con (11 tháng năm 2018 là 170 triệu con, đạt 113,24% so cùng kỳ). Số lượng cá cảnh xuất khẩu được 19,7 triệu con (11 tháng năm 2018 là 18,6 triệu con, đạt 105,7% so với cùng kỳ). Kim ngạch đạt 21 triệu USD (11 tháng năm 2018 là 20 triệu USD, đạt 104,4% so với cùng kỳ).

Cá cảnh được xác định là một trong những lĩnh vực nông nghiệp chủ lực của thành phố cần phát triển, vì tiềm năng hơn cá thịt. Cũng chính từ đó, bắt đầu năm 2016, thành phố đã tổ chức Triển lãm Cá cảnh TPHCM và diễn ra hàng năm, thu hút nông dân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham quan trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, sưu tầm, nhân giống. Đặc biệt, năm 2019 có nhiều đơn vị đến từ các tỉnh thành phố khác như Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Dương, Tiền Giang. Để phát huy hiệu quả của tiềm năng cá cảnh, triển lãm còn trưng bày mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các dòng cá cảnh chất lượng tốt, giúp cho việc sản xuất các giống cá mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là những giống cá có thế mạnh xuất khẩu.


Nuôi cá cảnh xuất khẩu với thương hiệu Discus House

Thiếu quỹ đất “sạch”

Tiềm năng sản xuất cả cảnh rất lớn, nhưng với quỹ đất eo hẹp, nhiều nhà sản xuất không thể mở rộng diện tích để tăng sản lượng; đầu tư công nghệ để tăng chất lượng, nhằm đáp ứng với thị trường khó tính. Công ty TNHH - ĐT - XK Luxhouse (thương hiệu Discus House) có doanh thu xuất khẩu cá cảnh hơn 1 triệu USD/năm, đang liên kết với hơn 50 hộ nuôi cá ở các quận trong thành phố và tỉnh Long An, Tiền Giang, Bình Dương, nhưng khu sản xuất của công ty đang phải thuê lại mặt bằng 500m2 để vừa sản xuất, làm kho hàng vừa là trụ sở công ty...

Ông Ngô Đăng Linh, Giám đốc Discus House, chia sẻ nhiều lần tìm kiếm vị trí sản xuất phù hợp để thuê hoặc mua lại thì không được giá; cùng với đó hợp đồng thuê cũng không ổn định thời gian, nếu giá đất thị trường tăng thì chủ thuê sẽ bán. Còn đối với quỹ đất nhà nước rất khó tiếp cận.

Hàng năm xuất khẩu 4 triệu con cá Neon, doanh thu 100.000 - 150.000 USD/năm sang các quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Mỹ, Nga, Italy, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, đại diện lãnh đạo công ty Thiện Đức cho hay, cá Neon có nguồn gốc từ Brasil, nhưng chỉ có một số nước châu Á sản xuất thành công, trong đó, Việt Nam chiếm số lượng xuất khẩu toàn cầu rất cao. Tuy nhiên, giá thành sản xuất tại Việt Nam vẫn còn quá cao so với nước khác do nhân công lao động khó tìm, giá cao sẽ khó cạnh trạnh. Trong những năm qua, công ty đã gửi giống đến một số hộ nông dân để chuyển giao quy trình nhân giống, nhờ vậy tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Mặt khác, nhà nước thường xuyên tổ chức triển lãm có sự tham gia của nước ngoài để mở rộng, kết nối thị trường, góp phần thúc đẩy sản lượng ngành thủy sản.

Không chỉ sản xuất, thành phố với lợi thế trung tâm giao dịch đã thu hút nhiều địa phương khác. Tham gia triển lãm cá được 2 mùa, bà Trần Thị Quỳnh Nhi, chủ trang trại Nhà Mình Farm, cho biết trang trại đã có 10 khách hàng trong nước và 4 khách hàng nước ngoài. Nhiều nông dân đã quảng bá được thương hiệu, kết nối với doanh nghiệp, không thông qua trung gian, giá thành tốt hơn nhờ hợp đồng ổn định. Thông qua triển lãm, nhiều nhà sản xuất cũng tiếp cận được công nghệ xử lý môi tường nước hiệu quả.

Ông Trương Hoàng, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TPHCM, nhận định cá cảnh thành phố trở thành trung tâm sản xuất phục vụ cả nước, nếu tính riêng cá giống chiếm 70% cả nước. Với sản lượng và kim ngạch mỗi năm đều tăng, do đó, các cơ sở nuôi và kinh doanh cá cảnh nên quan tâm đăng ký bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa vì đây là vấn đề quan trọng cho việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa khi xuất khẩu. Tuy nhiên, quỹ đất phát triển cá cảnh không có, nên nhà sản xuất chỉ tận dụng được bể nhỏ. Do đó, thành phố cần có thêm chính sách tín dụng và cho vay ưu đãi. Bên cạnh đó, công tác kiểm dịch trong xuất khẩu vẫn còn khó khăn và doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ để giảm khâu vận chuyển rút ngắn ngày lại, do vòng đời cá rất ngắn.

Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 16/12/2019
THANH HẢI
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 16:34 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 16:34 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 16:34 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 16:34 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 16:34 20/04/2024