ĐBSCL đưa 745.000ha mặt nước vào nuôi thủy sản

Theo ngành thủy sản các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2013, toàn vùng đưa 745.000ha mặt nước vào nuôi thủy sản, chủ yếu là thủy sản nước lợ, mặn, tăng 2.200ha so năm 2012. Các tỉnh phấn đấu đạt 1,7 triệu tấn cá (trong đó có ít nhất 1,2 triệu tấn cá tra) và 370.000 tấn tôm.

745.000 diện tích nuôi thủy sản
Ảnh minh họa. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)

Các loại thủy sản nuôi chủ yếu là: tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, nghêu (phục vụ xuất khẩu), tôm càng xanh. Phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến đối với tôm sú và nghêu; nuôi thâm canh đối với tôm chân trắng và cá tra.

Các đối tượng còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Vùng nuôi tôm nước lợ, mặn tập trung tại các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Long An, Tiền Giang. Vùng nuôi cá tra tập trung ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre.

Các tỉnh cho người nuôi vay khoảng 40.000 tỷ đồng vốn cải tạo ao đầm, làm bè, mua con giống, thức ăn; hướng dẫn người nuôi kỹ thuật thâm canh, mở rộng việc tổ chức cho doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Đồng thời, các tỉnh tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống thủy lợi đa mục tiêu cho vùng nước ngọt, nước lợ, phù hợp với kịch bản biến đổi khí hậu đồng thời bảo đảm cấp, thoát nước tốt tại các vùng nuôi tập trung; tăng cường quản lý môi truờng nước vùng nuôi, từng bước giảm thiếu, tiến tới không gây ô nhiễm môi trường nước; đẩy mạnh kiểm dịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc nhập tôm sú giống không đạt chuẩn vào các vùng nuôi.

Đối với cá tra và một số giống tôm, cá khác, các tỉnh bảo đảm sản xuất đủ giống sạch bệnh, đa dạng; nhân rộng mô hình nuôi theo phương pháp GAP và CoC (sục khí); thực hiện tốt các khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu. Việc sản xuất gắn với yêu cầu của thị trường trong ngoài nước, bảo đảm nguồn nguyên liệu đủ cho chế biến và tiêu dùng, hạn chế đến mức thấp khủng hoảng thiếu, thừa nguyên liệu.

Các tỉnh mở rộng áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ban hành tiêu chuẩn chất thải trong các doanh nghiệp chế biến và tiêu chuẩn nước thải trong các cơ sở nuôi thủy sản để quản lý ô nhiễm. Hỗ trợ và khuyến cáo các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm đa dạng hóa các mặt hàng, đáp ứng tốt các đòi hỏi khắt khe của thị trường quốc tế; mở rộng hệ thống thông tin thị trường, quảng bá, tiếp thị đối với từng nhóm sản phẩm nhằm tiêu thụ hết sản phẩm làm ra./.

TTXVN
Đăng ngày 20/02/2013
Nuôi trồng

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 11:11 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 16:34 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 16:34 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 16:34 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 16:34 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 16:34 15/01/2025
Some text some message..