ĐBSCL: Loay hoay tìm cách bán nông sản

Đại diện 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL tại hội nghị tổng kết năm 2015, triển khai nhiệm vụ 2016 của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ sáng nay, 11-12,  tiếp tục đề nghị trung ương sớm có chính sách phù hợp để vùng này bán được lúa gạo, thủy sản, trái cây nhằm cải thiện đời sống nông dân.

mưu sinh mùa lũ
Nông dân nghèo ở Đồng Tháp mưu sinh trong mùa lũ - Ảnh: H.Kim

Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, ông Nguyễn Phong Quang, khi mở đầu hội nghị, đã “kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành trung ương hỗ trợ thông tin cho các địa phương trong vùng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là vấn đề tiêu thụ lúa gạo, thủy sản, trái cây khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).”

Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang, cho biết ba năm nay xuất khẩu của Kiên Giang không đạt chỉ tiêu; riêng năm nay tỉnh sản xuất được hơn 4,64 triệu tấn lương thực, hơn 677.000 tấn thủy sản “nhưng tiêu thụ khó khăn, giá cả thấp, đời sống người dân chưa được cài thiện”.

Ông Nghị nhìn nhận sản xuất của Kiên Giang chưa bài bản từ quy hoạch đến thị trường và cho biết “Kiên Giang rất muốn sản xuất lớn nhưng hạ tầng điện, nước, thủy lợi… chưa đáp ứng”. Ông đề nghị: “Chính phủ cần có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư lớn vào sản xuất nông nghiệp và hạ tầng”.

Ông Trần Quốc Trung, Bí thư Thành ủy thành phố Cần Thơ, “đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương có dự báo thị trường, có cơ chế như thế nào để ĐBSCL xuất khẩu hai mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản. Nếu không duy trì và phát triển được hai mặt hàng này thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế chung của toàn vùng”.

Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp, ông Lê Minh Hoan, cho biết ông rất tâm đắc với ý kiến của một doanh nghiệp Hàn Quốc khi tìm cơ hội đầu tư tại Đồng Tháp: “Mọi sự hỗ trợ của nhà nước đều vô nghĩa nếu người nông dân không thay đổi”.

Ông Hoan kể ông thường hỏi bà con nông dân rằng vì sao xoài Thái Lan, quít Trung Quốc vượt hàng ngàìn cây số qua bán tại chợ ở Đồng Tháp mà giá lại rẻ hơn xoài và quít của Đồng Tháp. Theo ông, nông dân Đồng Tháp làm được như họ thì sẽ thoát nghèo.

Ông Hoan cho biết Đồng Tháp đang làm thí điềm nhiều mô hình nhằm giúp nông dân “tự chủ, tự lực có kiến thức thay vì đào tạo nghề cho nông dân như cách Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang làm ở các trường nghề”.

“Đồng Tháp cũng có mô hình hợp tác xã thuê đất của nông dân và cho doanh nghiệp mua cổ phần trong hợp tác xã”. Những việc làm này, theo ông Lê Minh Hoan, gần như chưa có chủ trương từ trung ương vì chưa có luật, nhưng tất cả nhằm giúp nông sản tiêu thụ được nông sản sao cho có lợi nhất.

Trong khi đó, theo ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang: “Từ năm 2008 tới nay, An Giang đều được mùa nhưng mất giá, với cả lúa gạo và cá tra”. Lý do chính, theo ông Thạnh, là vì thiếu thị trường tiêu thụ.

Dẫn kinh nghiệm thành công trong hợp tác với nông dân của công ty Lộc Trời và kinh nghiệm đầu tư làm lúa xuất sang Nhật của một công ty Nhật tại An Giang, ông Vương Bình Thạnh nói: “Phải xác định thị trường tiêu thụ cho sản xuất của ĐBSCL; người nông dân sản xuất ra phải biết bán cho ai”.

Ông Thạnh đề nghị: “Muốn liên kết, cốt lõi là từ doanh nghiệp. Do vậy, phải có chính sách thoáng hơn để doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn vào nông nghiệp”.

Cần hỗ trợ ĐBSCL ứng phó với BĐKH

Theo ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang, có bốn việc đang ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống người dân Hậu Giang, nhất là nông dân, gồm biến đổi khí hậu, liên kết vùng, đầu tư nước ngoài (FDI) và đào tạo nghề.

Ông Chánh nói, Hậu Giang đã báo động thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt và xâm nhập mặn sớm hơn mọi năm; liên kết vùng thì chưa có chính sách cụ thể; FDI vào đồng bằng ít vì hạ tầng yếu và chưa có chính sách thu hút phù hợp; đào tạo nghề cho nông thôn thì thầy nhiều hơn trò.

“Trường nghề quá nhiều, bộ nào cũng có trường; chiêu sinh không được, còn chương trình đào tạo thì không thiết thực”, ông Chánh nhấn mạnh.

Ông Nghị thì cho rằng chuyện liên kết vùng chưa chú ý tới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Ông cho biết Kiên Giang vừa bị thiệt hại hơn 30.000 héc ta lúa do xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt, và nói: “Kiên Giang đề nghị Chính phủ đầu tư cấp nước cho các vùng này,… nếu không vài năm tới sẽ thiếu nước ngọt”.

Ông Nguyễn Phong Quang kiến nghị Chính phủ  có cơ chế đặc thù giúp ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và đàm phán với chính phủ các nước thượng nguồn sông Mekong về ảnh hưởng của việc xây đập thủy điện.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, nhấn mạnh các hiệp định thương mại tự do Việt Nam gia nhập đang đòi hỏi Việt Nam phải cải cách sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản ĐBSCL.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sớm rà soát Nghị định 210 của Chính phủ về đầu tư vào nông nghiệp để sửa đổi, bổ sung các quy định phù hợp với điều kiện riêng của vùng ĐBSCL.

Ông cũng yêu cầu bộ này cũng sớm trình Chính phủ Nghị định về hợp tác xã nông nghiệp để kịp ban hành.

TBKTSG Online, 11/12/2015
Đăng ngày 13/12/2015
Huỳnh Kim
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 08:55 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 08:55 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 08:55 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 08:55 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 08:55 27/04/2024