Để con tôm 'ôm' gốc lúa đem lại lợi nhuận cao

Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An hỗ trợ gia đình ông Trần Văn Hải ở xóm Trung Đường, xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương nuôi 1,5ha tôm càng xanh trong ruộng lúa. Đến nay, bắt đầu thu hoạch tôm, ước tính đạt 1,5 tấn tôm thương phẩm.

Mô hình cho hiệu quả kinh tế cao

Trên diện tích này, trước đây thả cá trên ruộng lúa. Mỗi năm cho thu hoạch 5 tấn lúa và khoảng 1 tấn cá thương phẩm. Trừ chi phí, lãi ròng khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, không bằng lòng với hiệu quả kinh tế hiện tại, năm 2015, ông Hải đã tự học hỏi và mua giống tôm càng xanh về thả trên ruộng lúa. Hai năm đầu, do chưa hiểu đặc tính con tôm và thiếu kinh nghiệm, lãi ròng chưa đến 50 triệu đồng.

Đầu năm 2017, ông được tham gia các buổi tập huấn chương trình nuôi tôm trong ruộng lúa và trực tiếp đi tham qua nhiều mô hình. Vì thế, khi triển khai nuôi đã cho hiệu quả kinh tế vượt trội.

“Sau khi được tập huấn, tôi ra Ninh Bình lấy 4,5 vạn con tôm giống về thả. Chăm sóc đúng quy trình, đến nay tôm đã bắt đầu cho thu hoạch, ước tính đạt 1,5 tấn. Với giá bán bình quân 220.000 đồng/kg cho thu trên 300 triệu đồng, lãi ròng ít nhất 250 triệu”, ông Hải phấn khởi.

Theo hướng dẫn, chuẩn bị bước vào vụ hè thu, ông xử lý ruộng nuôi bằng vôi bột với lượng 70kg vôi/sào (500m2) đối với diện tích vùng ương dèo tôm (chuôm nuôi). Diện tích còn lại dùng để gieo trồng lúa xử lý 20kg vôi/sào. Một tuần sau, chuôm nuôi được xử lý bằng chế phẩm sinh học, 3 ngày sau cho tôm vào nuôi khi mực nước tối thiểu đạt 80cm. Lượng nước trong ruộng nuôi được điều chỉnh tăng lên theo quá trình phát triển của lúa. Tôm nuôi được cho thức ăn theo đúng liều lượng hướng dẫn. Khi lượng nước đã đầy ruộng nuôi, com tôm sẽ tự tìm thức ăn, vì thế chi phí thức ăn giảm dần.

nuôi tôm càng xanh, mô hình nuôi kết hợp, mô hình nuôi tôm, nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa, nuôi tôm trong ruộng lúa, con tôm ôm cây lúa
Tôm càng xanh nuôi trong ruộng lúa ít dịch bệnh

Trong chu kỳ nuôi, mỗi tháng 1 lần, ruộng nuôi được xử lý bằng nước vôi bột theo tỷ lệ 3kg/sào và chế phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau 4 tháng nuôi, tôm bắt đầu cho thu hoạch. Tuy nhiên, theo ông Hải, giống tôm càng xanh đắt (700 đồng/con) nên phải chọn thời điểm con tôm đạt trọng lượng trung bình 20 - 25 con thu hoạch thì mới đem lại lợi nhuận cao nhất. Qua 3 năm nuôi tôm trong ruộng lúa, ông Hải chưa từng thấy xuất hiện dịch bệnh trên lúa cũng như con tôm nên không phải dùng bất kỳ loại thuốc BVTV nào nhưng lúa vẫn đạt năng suất cao.

Theo ông Hải, đối tượng hại tôm là cá lóc và rong rêu. Để xử lý, ông tạo ra các ổ để tôm ẩn nấp bằng cành cây; thường xuên vớt rong rêu trên ruộng.

“Con tôm càng xanh nuôi quảng canh hầu như không có dịch bệnh. Khi thu hoạch lúa xong, ruộng được cho nước vào đầy, tôm sẽ tự tìm thức ăn, hầu như không phải cho thức ăn công nghiệp nên tôm thơm ngon, chắc thịt. Tôm đạt trọng lượng 20 - 25 con thu hoạch sẽ có giá trên 200.000 đồng/kg. Tuy nhiên, thị trường hiện nay chưa rộng mở nên thường tôi phải thu hoạch rải vụ, chờ đến vụ hè thu mới trồng lúa và thả tôm. Nếu có thị trường ổn định hoàn toàn có thể trồng hai vụ lúa, thả 2 vụ tôm, hiệu quả kinh tế sẽ còn cao hơn rất nhiều”.

Ông Hải cho biết thêm, tỷ lệ tôm nuôi sống đến thời điểm thu hoạch hiện nay trong ruộng lúa của ông chỉ đạt trên 50% vì nhiều lý do như bờ ruộng chưa được gia cố, nguồn nước chưa thực sự đảm bảo.

“Bờ ruộng chưa được gia cố khiến cá lóc và rắn xuất hiện trong nên tỷ lệ hao hụt nhiều, hiệu quả chưa cao. Khi đầu ra ổn định, tôi sẽ củng cố lại ruộng nuôi, tỷ lệ sống cao hơn tất nhiên hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn”, ông Hải cho biết.

nuôi tôm càng xanh, mô hình nuôi kết hợp, mô hình nuôi tôm, nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa, nuôi tôm trong ruộng lúa, con tôm ôm cây lúa
Xuất bán khi tôm đạt trọng lượng 20-25 con/kg

Thường vào tháng 11 hàng năm, ông Hải sẽ bắt đầu xuất bán tôm thương phẩm và kéo dài đến cuối vụ xuân. Bắt đầu vụ hè thu sẽ tiếp tục xử lý ruộng nuôi để gieo trồng lúa và thả tôm giống.

Ông Nguyễn Quý Linh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Nghệ An cho biết: “Ngoài Thanh Chương, chúng tôi còn triển khai một số mô hình "con tôm ôm cây lúa" tại huyện Diễn Châu. Mô hình cho thấy hiệu quả kinh tế rõ nét, lúa năng suất cao, tôm phát triển tốt, chất lượng thơm ngon. Sắp tới chúng tôi sẽ mở rộng mô hình tại một số địa phương khác”.

Tham gia mô hình, ông Trần Văn Hải được Trung tâm Khuyến nông Nghệ An hỗ trợ tập huấn, tham quan, cấp 100% con giống; 30% thức ăn, chế phẩm, vôi bột. Tôm càng xanh nuôi quảng canh trong ruộng lúa ít dịch bệnh, năng suất lúa đảm bảo, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với ruộng lúa sâu, chủ động nguồn nước. Mô hình có thể nhân rộng...

NNVN
Đăng ngày 01/11/2017
Nuôi trồng

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặn tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 03:28 07/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 03:28 07/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 03:28 07/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 03:28 07/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 03:28 07/05/2024