Để ngành đánh bắt thủy sản Bạc Liêu bền vững

Biển và kinh tế biển có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia. Không nằm ngoài xu thế đó, Bạc Liêu đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển lĩnh vực kinh tế biển theo hướng ổn định, bền vững.

Để ngành đánh bắt thủy sản Bạc Liêu bền vững
Nhiều phương tiện hành nghề lồng bẫy (lú bát quái) neo đậu tại cửa biển Nhà Mát (TP. Bạc Liêu) chờ ra khơi hành nghề. Ảnh: C.L
KHÓ KHĂN CỦA NGƯ DÂN

Những năm qua, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện chủ trương giảm dần tàu cá có công suất máy dưới 20CV (mã lực) khai thác hải sản ở vùng biển ven bờ của tỉnh. Theo đó, khuyến khích ngư dân nâng cấp, cải hoán tàu cá công suất lớn để khai thác tại các ngư trường xa bờ; hỗ trợ ngư dân xây dựng mô hình quản lý ven bờ; tìm kiếm các nguồn lực khác hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ lãi suất ngân hàng để ngư dân có điều kiện chuyển đổi nghề.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh vẫn còn hơn 660 chiếc tàu có công suất dưới 20CV lên đến 50CV. Thực tiễn cho thấy, việc chuyển đổi, cải hoán tàu cá có công suất lớn khai thác ở vùng biển xa tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng không phải ngư dân nào cũng có điều kiện đầu tư phương tiện, ngư cụ. Nếu chuyển đổi tàu công suất nhỏ sang tàu công suất lớn (tùy thuộc vào công suất) thì chi phí cải hoán hàng tỷ đồng. Trong khi đó, phần lớn ngư dân làm nghề khai thác hải sản ven bờ điều kiện kinh tế khó khăn, nên việc chuyển đổi ngành nghề là việc không thể.

Ngư dân Trần Văn Nên (xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình) chia sẻ: “Phần lớn người làm nghề khai thác thủy sản ven bờ đều có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều người còn phải vay tiền mua phương tiện hành nghề thì làm gì có tiền tỷ để mà đóng tàu đánh bắt xa bờ?!”.


Ngư dân phường Nhà Mát (TP. Bạc Liêu) chuẩn bị ngư cụ ra khơi. Ảnh: C.L

ĐỂ KHAI THÁC THỦY SẢN BỀN VỮNG

Muốn bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì yêu cầu tất yếu là chuyển đổi nghề cho ngư dân đánh bắt thủy sản gần bở. Để việc chuyển đổi nghề cho ngư dân đánh bắt thủy sản gần bờ thật sự hiệu quả, đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân, hướng đến phát triển thành ngành công nghiệp khai thác hải sản hiệu quả và bền vững (theo Quyết định số 375, ngày 1/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ), cần tạo nguồn vốn để ngư dân có điều kiện chuyển đổi nghề; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân. Cần xây dựng phương án chuyển đổi nghề qua từng năm, từng giai đoạn, nghề nào khai thác mang tính tận diệt nguồn lợi thủy sản cao thì lập phương án ưu tiên chuyển đổi trước. Quá trình chuyển đổi nghề, cơ cấu lại phương tiện khai thác cũng phải có lộ trình, hợp lý để người dân không bị hụt hẫng khi bỏ nghề cũ sang nghề mới.

Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, định hướng của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh về việc ổn định, tiến tới giảm dần số lượng tàu đánh bắt hải sản trên biển lắp máy có công suất nhỏ (dưới 20CV) đến tận phường, xã, các hộ ngư dân.

Theo ông Hồ Thanh Tuấn, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Đông Hải: “Để hướng đến xây dựng đội tàu khai thác thủy sản xa bờ ổn định, thời gian qua huyện đã tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ nâng cấp, cải hoán tàu cá. Khuyến khích ngư dân hành nghề khai thác thủy sản bằng tàu có công suất nhỏ chuyển đổi ngành nghề phù hợp, giúp bà con ổn định cuộc sống”.

Thiết nghĩ, tỉnh cần đầu tư xây dựng đồng bộ các cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng cá; dịch vụ hậu cần nghề cá; khu neo đậu tránh bão cho tàu, thuyền; hạ tầng nuôi trồng hải sản. Đồng thời nghiên cứu xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến trên biển; hỗ trợ nuôi trồng hải sản trên vùng biển, lồng nuôi, con giống hải sản; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ trên biển, các dịch vụ công ích trên biển... Qua đó giúp nghề khai thác thủy sản phát triển bền vững như yêu cầu, mục tiêu đề ra.

Để Bạc Liêu trở thành địa phương phát triển mạnh về kinh tế biển, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về phát triển kinh tế biển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của nghị quyết là đưa kinh tế biển trở thành thế mạnh và là trụ cột kinh tế chính, mở rộng không gian kinh tế ra biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu và đưa vào hoạt động ổn định năm 2020. Số phương tiện tàu cá đến năm 2025 đạt 1.230 chiếc (tàu khai thác xa bờ 820 chiếc); đến năm 2030 đạt 1.280 chiếc (tàu khai thác xa bờ 850 chiếc). Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2025 đạt 378.700 tấn, đến năm 2030 đạt 474.500 tấn. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh đến năm 2025 đạt 1,4 tỷ USD; đến năm 2030 đạt 1,8 tỷ USD.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 14/08/2019
Khôi Nguyên
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 12:28 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 12:28 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 12:28 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 12:28 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 12:28 19/12/2024
Some text some message..