Để ngành hàng tôm giảm rủi ro, tăng bền vững

Nuôi thuỷ sản được xem là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện U Minh. Tuy nhiên, thế mạnh này vẫn chưa được phát huy bởi còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu bền vững.

Để ngành hàng tôm giảm rủi ro, tăng bền vững
Nông dân U Minh phấn khởi vì trúng mùa tôm càng xanh.

Hơn 20.085 ha mặt nước lợ là điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển nghề nuôi tôm. Các mô hình nuôi tôm trên địa bàn huyện U Minh đã mang lại hiệu quả cao (tôm - lúa, tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa, tôm - cua - cá kết hợp, mỗi mô hình có thể mang về thu nhập cho người dân từ 100-150 triệu đồng/ha.

Ông Đỗ Văn Hồng, Ấp 9, xã Khánh Thuận, phấn khởi nói: “Vùng đất U Minh thích hợp mô hình tôm - lúa, tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa. Những năm qua, nhờ nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa mà kinh tế gia đình tôi vươn lên đáng kể. Bà con ở đây cũng vậy, ai cũng phấn khởi với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa, có hộ nhờ đó đã thoát nghèo, vươn lên khá giàu”.

Tuy nhiên, các mô hình nuôi tôm chủ yếu tự phát, không theo quy hoạch nên vấn đề quản lý môi trường, con giống, dịch bệnh, vật tư gặp nhiều khó khăn, kéo theo diện tích tôm nuôi thiệt hại vẫn còn cao và thiếu bền vững. Thêm vào đó, cơ quan chức năng và người nuôi tôm chưa có biện pháp hữu hiệu để phòng chống dịch bệnh, người nuôi tôm chưa tuân thủ nghiêm lịch thời vụ, quy trình xử lý nước, cải tạo ao đầm, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, dễ gây ra dịch bệnh trên diện rộng.

Để giải quyết những bất cập, khó khăn tồn tại trong nuôi thuỷ sản và hướng đến mục tiêu tạo ra vùng sản xuất hiệu quả, UBND huyện U Minh chỉ đạo các ngành, các cấp định hướng cho người dân nuôi tôm sinh thái, tôm - lúa, tôm hữu cơ để tạo ra sản phẩm giá trị cao cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Chú trọng tăng năng suất, chất lượng, sản lượng và giá trị chuỗi sản phẩm thông qua việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ, cơ cấu lại phương thức nuôi và tổ chức lại sản xuất, xây dựng nền tảng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và hiệu quả cao trong các giai đoạn tiếp theo.

Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba thông tin: “Huyện sẽ tập trung phát triển 3 loại hình nuôi tôm: Quảng canh cải tiến, nuôi tôm trên đất trồng lúa và nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa với những mục tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến là 9.500 ha, năng suất trung bình đạt 0,55 tấn/ha/năm, sản lượng 5,225 tấn; Nuôi tôm trên đất trồng lúa 14.600 ha, sản lượng đạt khoảng 5,442 tấn và tôm càng xanh giữ ổn định khoảng 2.500 ha, sản lưởng khoảng 625 tấn. Đồng thời, định hướng đến năm 2025 phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến là 11.500 ha, năng suất trung bình đạt 0,7 tấn/héc ta/năm, sản lượng 6.650 tấn; diện tích nuôi tôm trên đất trồng lúa là 11.500 ha do một số vùng bị nhiễm mặn không thể trồng lúa chuyển sang chuyên canh tôm, sản lượng đạt khoảng 6.900 tấn và tôm càng xanh giữ ổn định khoảng 6 ngàn héc ta, sản lượng khoảng 1.800 tấn".

Để thực hiện tốt kế hoạch hành động phát triển ngành tôm huyện U Minh đến năm 2025, UBND huyện U Minh chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên tập trung tuyên truyền cho người dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển ngành tôm, vùng quy hoạch nuôi tôm, áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tổ chức quản lý chặt chẽ về kỹ thuật nuôi, chất lượng con giống, môi trường nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.

Ông Dư Bé Ba nhấn mạnh: “Các ngành, các cấp cần huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu, các dự án đầu tư phát triển, xây dựng nông thôn mới từ các nguồn như: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn tài trợ để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nuôi tôm. Xây dựng, phát triển hợp tác liên kết chuỗi giá trị trong ngành hàng tôm. Nghiên cứu giống mới, đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn, trợ giúp kỹ thuật, xây dựng mô hình, chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất nhằm đẩy mạnh quảng bá sản phẩm tôm U Minh; Thực hiện tốt việc kiểm soát môi trường, phòng ngừa dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu để ngành tôm ngày càng phát triển theo hướng bền vững hơn”.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 08/03/2019
Trần Thể
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 11:27 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 11:27 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 11:27 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:27 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 11:27 22/12/2024
Some text some message..