Đề nghị bỏ thuế nhập khẩu trứng Artemia càng sớm càng tốt

Giữa tháng 8, Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) cùng nhiều DN đã đồng loạt có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính xem xét lại việc truy thu thuế NK trứng Artemia.

trại tôm giống
Một góc trại tôm giống của Cty Thông Thuận

Vật tư thiết yếu

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, trứng Artemia là sản phẩm đặc biệt, không thể thiếu dùng làm thức ăn cho tôm giống. Việc phát triển Artemia trong nước hiện nay không đáp ứng được nhu cầu do giá thành cao. Nên mỗi năm, các DN phải NK khoảng 200 tấn Artemia (90% nhu cầu trong nước).

Ngày 12/8, trong công văn của Bộ NN-PTNT gửi Bộ Tài chính, cũng nêu rõ: Trứng Artemia là loại thức ăn đặc biệt dùng trong sản xuất giống thủy sản, dùng sản xuất tôm giống, giúp nâng cao chất lượng tôm giống, đảm bảo hiệu quả sản xuất khi nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu. Trứng Artemia nhập về chỉ dùng làm thức ăn cho tôm, không dùng cho mục đích nào khác.

Như vậy, có thể thấy trứng Artemia rất quan trọng, nhất là trong việc tạo tôm giống có chất lượng tốt. Mà theo VASEP, chất lượng và sức khỏe tôm giống quyết định tới 70% thành công nuôi tôm.

Chính vì quan điểm đó nên trong những năm qua, nhiều DN khi nhập khẩu trứng Artemia đã khai báo và áp vào mã hàng HS code là 2309.9013 (là mặt hàng thức ăn dùng cho tôm, với mức thuế suất 0%).

Điều đáng nói, nhiều DN đã thực hiện việc khai báo và áp mã hàng như trên trong nhiều năm và được ngành hải quan chấp thuận. Chẳng hạn, Cty TNHH Thông Thuận ở Bình Thuận đã thực hiện NK trứng Artemia từ năm 2011 và đều áp mã HS code là 2309.9013.

Bỗng nhiên gần đây, khi yêu cầu các DN cung cấp thông tin thu thập dữ liệu để phân loại danh mục mã hàng hóa, ngành hải quan đã yêu cầu phải đưa trứng Artemia chưa qua chế biến vào mã HS code 0511.9100 là mã hàng chịu thuế NK 5%.  

Vì sao thay đổi đột ngột?

Theo giải thích của Tổng cục Hải quan trong văn bản số 7802 (ngày 12/8/2016), mã hàng 2309.9013 (thuế ưu đãi 0%) gồm cả các sản phẩm dùng trong chăn nuôi động vật, chưa được ghi hoặc chi tiết ở nơi khác, thu được từ quá trình chế biến nguyên liệu gốc thực vật hoặc động vật đến mức các nguyên liệu đó mất hết tính chất cơ bản của nguyên liệu ban đầu ...

Theo lý giải nói trên, trứng Artemia khi đã qua chế biến (nghiền nhỏ) mới được xếp vào nhóm 2309 để hưởng thuế suất 0%. Còn nếu vẫn là nguyên trứng thì phải xếp vào nhóm 0511.9100 (thuế nhập khẩu 5%) là nhóm hàng có nguồn gốc từ động vật không xương sống, động vật thân mềm.

Ông Trương Hữu Thông, GĐ Cty TNHH Thông Thuận, cho rằng, giải thích trên không hợp lý. Bởi tại sao cùng là trứng Artemia nhưng chỉ cần nghiền nhỏ (chế biến) thì được xếp vào nhóm hàng miễn thuế NK, còn nguyên trứng lại bị xếp vào nhóm hàng phải chịu thuế 5%?

Trong khi đó, trứng Artemia sấy khô (chưa chế biến) rất cần cho sự phát triển của tôm lúc nhỏ, còn trứng Artemia đã chế biến (có chất lượng dinh dưỡng thấp hơn) chỉ dùng khi tôm đã lớn hơn và không cần hỗ trợ nhiều dinh dưỡng.

Theo ông Thông, khi đưa trứng Artemia chưa chế biến vào mã hàng 0511.9100, hải quan đã chỉ quan tâm tới nguồn gốc mà không tính đến mục đích sử dụng cuối cùng là chỉ phục vụ cho nuôi tôm.

Ông Thông đặt câu hỏi: Các loại thức ăn NK giành cho tôm, cá giống đều được hưởng thuế NK là 0%, tại sao trứng Artemia nhập khẩu để nuôi tôm giống lại bị áp thuế?

Với việc đưa trứng Artemia nhập khẩu vào mã hàng 0511.9100, hàng loạt DN nhập khẩu sản phẩm này trong nhiều năm qua đang đứng trước nguy cơ bị truy thu thuế NK. Điều này khiến giá bán tôm giống có thể tăng 10 - 15%.

Không những thế, Thông tư 98/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành và đã có hiệu lực từ ngày 13/8 vừa rồi, cũng đang khiến cho Bộ NN-PTNT, VASEP, các DN sản xuất tôm giống phải lo ngại.

Bởi theo Thông tư này, mặt hàng trứng Artemia nhập khẩu làm thức ăn thủy sản sẽ phải chịu thuế NK là 3%. Bộ NN-PTNT cho rằng việc áp thuế đối với trứng Artemia nhập khẩu đem lại nguồn thu ngân sách không đáng kể (khoảng 27 tỷ đồng/năm, theo đánh giá của Bộ Tài chính) nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tôm giống.

Hiện xuất khẩu đem lại kim ngạch 3 - 4 tỉ USD/năm. Bộ NN-PTNT đề nghị không truy thu thuế NK trứng Artemia đồng thời sửa lại Thông tư 98/2016/TT-BTC theo hướng bỏ thuế NK đối với trứng Artemia càng sớm càng tốt.

Theo VASEP, do không có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất Artemia trong nước, nên việc áp dụng thuế NK với mục tiêu làm đòn bẩy để bảo hộ, phát triển sản xuất trong nước thực tế sẽ không có tác dụng mà còn làm cho giá Artemia cao hơn.

Nông Nghiệp Việt Nam, 22/08/2016
Đăng ngày 22/08/2016
Thanh Sơn
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Nuôi tôm kích cỡ lớn - giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở nước ta có những bước tiến vượt bậc. Điển hình là chất lượng và năng suất tôm không ngừng được nâng cao, đặc biệt là trong nuôi tôm cỡ lớn, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận trong thời điểm giá tôm biến động mạnh.

Tôm thẻ
• 10:28 15/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 18:34 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 18:34 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 18:34 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 18:34 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 18:34 23/09/2023