Dễ nuôi như cá chép Nhật

Cá chép Nhật (cá Koi) là loại cá cảnh, hoa văn và màu sắc trên thân đẹp và phong phú. Thích hợp với điều kiện của Việt Nam nên nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi cá cảnh để phát triển kinh tế.

Cá chép Nhật (ảnh minh họa)
Cá chép Nhật (ảnh minh họa)

Đặc điểm sinh học

Cá chép Nhật có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng người Nhật lai tạo đẹp về màu sắc và đắt giá. Do vậy, người ta thường gọi chung là “cá chép Nhật”.

Cá chép Nhật thường sống ở vùng nước ngọt, có thể sống ở độ mặn 6‰, hàm lượng ôxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5mg/l, pH tối thích: 7 - 8, nhiệt độ nước: 20 - 27oC. Đặc điểm chung của cá chép Nhật là màu sắc đẹp, phối hợp từ các màu cơ bản như: trắng, đỏ, đen, vàng, cam. Hiện nay, có 2 nhóm chính là cá chép đuôi dài và cá chép đuôi ngắn.

Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 1 - 2 tháng ương cá đạt chiều dài 3 - 4cm, khoảng 6 - 8 tháng dài 1 mét, nhưng cá nuôi trong bể thường có kích thước nhỏ hơn, tối đa là 60cm. Tuổi thành thục của cá chép từ 8 tháng đến 1 năm tuổi. Con đực có thân hình thuôn dài, hai vây ngực và nắp mang có nhiều nốt sần màu trắng. Con cái có thân hình mập tròn, nở to ở phần bụng, sức sinh sản khoảng 97.000 trứng/kg trọng lượng cá.

Lợi ích mang lại

Khoảng 2 năm nay, một số hộ trong ấp 6, xã Sông Trầu (Trảng Bom, Đồng Nai) mạnh dạn đầu tư nuôi cá chép Nhật. Theo ông Điền, người nuôi cá Koi ở ấp 6, tuy là cá cảnh nhưng cá chép Nhật rất dễ nuôi, đầu ra được các chủ đại lý cung cấp giống mua lại nên chỉ việc chăm lo kỹ thuật và nuôi đạt tiêu chuẩn. Nhà ông có khoảng 1.000m2, với giá bán 70.000 - 80.000 đồng/kg, mỗi năm ông thu lời trên 50 triệu đồng.

Để hỗ trợ kiến thức trong khâu nuôi, hiện các hộ trong ấp đã liên kết lại thành câu lạc bộ nuôi cá. Theo chia sẻ của câu lạc bộ, cá chép Nhật thời gian nuôi ngắn, chỉ gần 3 tháng/lứa, những ao có nước quanh năm có thể nuôi được 4 lứa/năm. Cá khi bé nuôi hoàn toàn bằng cám, được hơn 1 tháng chuyển sang cho ăn bèo tấm để cá lớn, phát triển đuôi và vây nhiều trông đẹp hơn, bán giá sẽ cao. Vốn đầu tư cá giống 4 triệu đồng/1.000m2, có thể nuôi dày, sau 1 tháng có thể bán dần, nhanh thu hồi vốn.

>> Tuy lợi nhuận cao nhưng đây là loại cá nuôi làm cảnh nên nếu phát triển ồ ạt với diện tích nhiều, không có ký kết với các đại lý bao tiêu đầu ra thì người nuôi sẽ gặp khó khăn về vấn đề tiêu thụ và giá bán sẽ giảm.

http://thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 01/02/2013
Khai Tâm
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 13:40 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 13:40 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 13:40 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 13:40 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 13:40 18/11/2024
Some text some message..