Để nuôi tôm vụ 3 tại miền Bắc hiệu quả

Nuôi tôm vụ 3 góp phần làm tăng sản lượng, năng suất tôm nuôi, đặc biệt là đối với khu vực phía Bắc nơi có mùa vụ nuôi ngắn. Tuy nhiên, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ thấp không thuận lợi khiến tôm phát triển chậm, thời vụ kéo dài, dịch bệnh dễ bùng phát, chi phí đầu vào tăng cao; chất lượng tôm giống chưa đảm bảo khó đáp ứng cho nhu cầu nuôi thâm canh và bán thâm canh

Để nuôi tôm vụ 3 tại miền Bắc hiệu quả
Nuôi tôm miền bắc. Hình minh họa

Vượt khó

Theo báo cáo của Cục Thú y, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước bị thiệt hại trong năm 2016 lên đến gần 68.000 ha, chiếm khoảng 10% tổng diện tích nuôi cả nước, tăng 26% so năm 2015. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh bị thiệt hại khoảng 18.000 ha, nuôi quảng canh là 35.921 ha, còn lại là các hình thức nuôi khác như tôm - lúa, tôm xen cua hoặc cá.

Nguyên nhân được các chuyên gia xác định: Thời tiết biến đổi, nắng nóng kéo dài dẫn đến thiếu nước, nhiệt độ và độ mặn tăng cao làm tôm yếu, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, gây thiệt hại cho tôm nuôi.

Mặc dù phải đối mặt với không ít thách thức, song nuôi tôm miền Bắc đã đóng góp đáng kể vào sản lượng chung của ngành tôm. Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khu vực phía Bắc từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế có 11 tỉnh/thành phố nuôi tôm nước lợ, diện tích thả nuôi tôm đạt 34.726 ha chiếm 5,9% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước (trong đó, tôm thẻ chân trắng là 10.875 ha, tôm sú là 23.850 ha). Sản lượng nuôi tôm của khu vực đạt 48.382 tấn, chiếm 7,36% (trong đó, tôm thẻ chân trắng đạt 40.114 tấn và tôm sú đạt 8.268 tấn).

Giảm rủi ro, nâng lợi nhuận

Ông Dương Tiến Thể, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, trước tình trạng một số nước trong khu vực và trên thế giới đã tạm ngừng nhập khẩu tôm sống và tôm đông lạnh từ Việt Nam do lo ngại về dịch bệnh (đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, đầu vàng, Taura, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô và bệnh hoại tử cơ); Cục Thú y đã có kế hoạch triển khai giám sát tại vùng trọng điểm sản xuất tôm giống (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bạc Liêu) và các tỉnh trọng điểm về nuôi tôm thương phẩm xuất khẩu (Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau) nhằm đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu.

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh, hiện nay có nhiều mô hình nuôi tôm theo công nghệ thông minh siêu lợi nhuận. Trước hết để hạn chế được dịch bệnh, bà con phải phòng bệnh tổng hợp (từ khâu thiết kế ao, chuẩn bị ao, nguồn nước, mùa vụ thả, mật độ, cỡ giống thả, chăm sóc quản lý thu hoạch và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật). Trong báo cáo của cơ quan quản lý năm 2016, 70% tôm chết là do môi trường và thời tiết, 23% tôm chết do bệnh và dịch bệnh, 7% chết không rõ nguyên nhân.

Biện pháp hạn chế dịch bệnh:

  • Cần áp dụng các phương pháp “3 sạch” - nước sạch, đáy sạch và tôm sạch;
  • Phương pháp “4 không” - không để nước quá lâu (phải bổ sung và thay nước), không để nước quá sâu (độ sâu phù hợp từ 1,4 - 1,8 m); không để nước đứng yên (phải quạt nước, sục khí ôxy); không lấy nước trực tiếp (lấy qua lắng cấp 1, lắng cấp 2).
  • Áp dụng "3 xem, 4 định" trong cho ăn là: xem thời tiết, xem màu nước, xem sức khỏe tôm. Sau đó mới quyết định thức ăn cho tôm. 4 định là: định số lượng, định chất lượng, định thời gian, định địa điểm, tùy theo cỡ tôm giống để quyết định cỡ thức ăn, hàm lượng đạm, số lượng thức ăn.

Cũng theo ông Tiêu, so với các tỉnh Nam Trung bộ và miền Nam, các tỉnh ven biển miền Bắc với đặc thù bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết (nhiệt độ thấp vào mùa đông, bão lụt) nên mùa vụ nuôi tôm có khác. Tôm thương phẩm trái vụ (hay nuôi tôm vụ 3) bán được giá cao hơn vụ nuôi chính, tạo động lực cho người nuôi mạnh dạn đầu tư, cùng sự quan tâm của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, chính quyền địa phương.

Ông Bùi Ngọc Liêm, Chủ tịch Hội Nghề cá TP Móng Cái (Quảng Ninh): Đầu tư cho nuôi tôm là cần thiết, trong đó nuôi tôm vụ 3 chỉ nên áp dụng đối với cơ sở nuôi có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng đáp ứng với nuôi thâm canh, chủ động nguồn nước, có ao lắng, hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, tăng cường các giải pháp tăng nhiệt cho tôm nuôi (có mái che, nuôi trong nhà...).

TCTS
Đăng ngày 12/06/2017
Mai Phương - Vũ Mưa
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 07:47 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 07:47 20/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 07:47 20/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 07:47 20/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 07:47 20/12/2024
Some text some message..