Để vực dậy nghề nuôi cá tra

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh của vùng ĐBSCL, song nghề cá đang lâm vào ngõ cụt khi khó khăn chồng chất, đặc biệt giá cá tra nguyên liệu khoảng 2 năm nay ở mức thấp khiến người nuôi lỗ nặng buộc phải bỏ nghề hàng loạt. Vực dậy nghề cá tra đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Thu hoach ca tra
Thu hoạch cá tra. Ảnh: NGUYỄN PHU

Người nuôi rơi... xuống vực !

Bà Đinh Thị Hường, ở thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết, vụ này nhờ chăm sóc chu đáo nên hầm cá không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt ít, chất lượng cá tốt, trọng lượng bình quân từ 850-900 gram/con. Mặc dù cá đẹp, nhưng các nhà máy chỉ mua với giá 21.000 đồng/kg, trong khi giá thành là 23.000 đồng/kg, vừa bán 700 tấn lỗ hơn 1 tỉ đồng. Ông Nguyễn Văn Mách, ở xã Tân Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp), lo lắng: “Dân nuôi cá tra tiếp tục lao xuống vực bởi giá giảm mạnh và khó tiêu thụ. Hiện hầm cá hơn 150 tấn tới kỳ thu hoạch nhưng không biết bán cho ai. Kêu doanh nghiệp uy tín thì họ kỳ kèo giá thấp, còn những doanh nghiệp nhỏ chấp nhận mua giá nhỉnh hơn nhưng thiếu nợ lâu nên người nuôi không dám bán ?”.

Kéo chúng tôi ra hầm cá vừa thu hoạch xong, ông Võ Văn Hải, ở phường Thuận An, huyện Thốt Nốt (TP.Cần Thơ), tâm sự: “Nhờ mối mang lâu năm, cộng với cá đẹp nên nhà máy chịu mua giá 21.700 đồng/kg. Tuy nhiên, tính ra vẫn lỗ hơn 1.000 đồng/kg; lỗ hoài khiến dân nuôi cá không cầm cự nổi”. Ở phường Thuận An số hộ bỏ nghề cá chiếm từ 80-90%. Theo ông Nguyễn Trạng Sư, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), vùng nuôi cá tra Hồng Ngự nổi tiếng ngày nào, bây giờ vắng lặng. Hơn 30% hộ chia tay với cá tra chuyển sang nuôi cá lóc, nhiều hộ còn lại làm nghề khác hoặc giảm sản lượng nuôi cá tra do “càng nuôi càng lỗ”. Tương lai cá tra chưa biết về đâu ?

Cần liên kết “4 bên”

Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý I/2013, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 388,4 triệu USD, giảm 8,7% so cùng kỳ năm ngoái, trong đó thị trường chính EU giảm tới 15,3%; Mỹ giảm 11,7%, các thị trường khác giảm 9,2%. Lạc quan nhất là thị trường Brazil tăng 49%, Arập Xêut tăng 7,1%, ASEAN tăng 8,3%... Bộ Công thương nhìn nhận, xuất khẩu cá tra tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức mới về thị trường, rào cản kỹ thuật dựng lên ở nhiều nước, Mỹ tăng thuế chống bán phá giá; nguồn vốn phục vụ sản xuất và xuất khẩu gặp khó, trong khi giá cá nguyên liệu thấp kéo dài khiến người nuôi không còn khả năng cầm cự…

Trong lần làm việc với các tỉnh, thành ĐBSCL vào tháng 3-2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ NN&PTNT xây dựng đề án phát triển cá tra theo hướng xác định là sản phẩm đặc thù của vùng ĐBSCL, đưa cá tra trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước. Thủ tướng cũng giao cho các bộ, ngành chức năng xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cá tra; xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam trên thương trường quốc tế…

Cố gắng của các ngành chức năng là mới đây thành lập xong Hiệp hội Cá tra Việt Nam, song mọi nỗ lực để vực dậy nghề cá vẫn còn rất khó. Bà Trương Thị Lệ Khanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cho rằng, cần nhanh chóng đầu tư thay đổi nguồn cá tra giống đang thoái hóa trầm trọng. Song song đó, phải có những quy định ràng buộc nhằm liên kết giữa người nuôi với doanh nghiệp; cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau. Nếu không liên kết, không giải quyết ổn thỏa bài toán hài hòa lợi ích giữa các bên thì rất khó phát triển. Ông Lê Vĩnh Tân, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp xác định, cá tra là sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Để đưa nghề cá vượt qua khó khăn, tỉnh đang đề nghị doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gắn với người nuôi, nhằm xóa dần tình trạng nuôi nhỏ lẻ, tự phát. Sản xuất và tiêu thụ cá tra tới đây phải theo hợp đồng rõ ràng, và có sự phân chia lợi nhuận hợp lý để cùng phát triển.

Theo ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cần phải làm nhiều giải pháp để vực dậy nghề cá. Siết chặt quy hoạch, quản lý theo hướng không tăng diện tích, sản lượng, mà tập trung đầu tư nâng chất lượng, giá trị. Kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng cá tra trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp nào chế biến sản phẩm kém, tỷ lệ mạ băng cao… cần xử lý mạnh tay để tránh ảnh hưởng uy tín cá tra Việt Nam trên trường quốc tế.

Ông Phạm Văn Bên, Giám đốc DNTN Thức ăn Cỏ May cho rằng, gần đây các doanh nghiệp ùn ùn đầu tư vùng nguyên liệu, nhưng thực tế hiệu quả không cao do không quản lý xuể dẫn đến thất thoát, hao hụt nhiều, chi phí giá thành cao, ngược lại người nuôi thì khốn đốn vì doanh nghiệp hạn chế mua cá của dân, cuối cùng hai bên đều thiệt. Để ổn định nghề cá, ông Bên đưa ra mô hình liên kết giữa “người nuôi - doanh nghiệp sản xuất thức ăn - doanh nghiệp xuất khẩu cá tra - ngân hàng”.

Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đứng ra làm “chủ xị” liên kết với người nuôi hình thành vùng nuôi lớn; doanh nghiệp sản xuất thức ăn cung cấp thức ăn cho người nuôi thông qua hợp đồng với doanh nghiệp xuất khẩu; ngân hàng cung ứng vốn qua hợp đồng giữa doanh nghiệp xuất khẩu cá tra với doanh nghiệp thức ăn và người nuôi. Khi tới kỳ thu hoạch thì người nuôi phải bán toàn bộ sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Cái lợi của mô hình này là, người dân chỉ cần nuôi gia công nhưng đảm bảo đầu ra và lời khoảng 2.000 đồng/kg; doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng và giá đầu vào biết trước, nhằm dễ dàng trong việc đàm phán hợp đồng với nước ngoài; doanh nghiệp thức ăn bán được nhiều sản phẩm, trong khi ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn đúng địa chỉ và có tài sản thế chấp rõ ràng… Ông Bên cho rằng, cần có cơ quan chức năng đứng ra làm đầu mối để gắn kết “4 bên” lại với nhau thì những khó khăn của cá tra hiện nay sẽ được tháo gỡ ổn thỏa.

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 06/05/2013
NGUYỄN PHÚ
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 21:29 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 21:29 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 21:29 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:29 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 21:29 15/11/2024
Some text some message..