Đi săn trùn chỉ

Hơn 3 năm nay, tại khu vực tổ 16, ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú (An Giang), hàng chục lều bạc của những ngư dân ở Cần Thơ đến đây dựng lều săn trùn chỉ.

Vớt trùn chỉ
Vớt trùn chỉ nghề dễ kiếm tiền

Lúc đầu chỉ có vài hộ, song thấy nghề này dễ kiếm tiền, rũ dòng họ và chòm xóm lên cư trú cùng hành nghề giờ có hơn 20 hộ, với 30 người sống bằng nghề độc nhất vô nhị này.

Một ngày đi đãi trùn chỉ

5 giờ; 7 giờ và 13 giờ đây là những thời khắc sôi động nhất của người dân đãi trùn chỉ, nhiều phụ nữ cùng nam giới lái xe hon da phía sau chở nào là vợt, 4 cái thau nhựa, bao ni lon chạy tìm các hầm cá thải nước ra cống, mương hoặc ra sông để đãi trùn chỉ. Chị Thạch Thị Mỹ Dung thố lộ: Trước gia đình chị đi săn trùn chỉ ở quê nhà do nhiều người làm nên trùn ít. Biết ở xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú nhiều ao hầm nuôi cá nên 8 anh em của chị mang cả gia đình đến đây dựng tạm căn lều đi săn trùn chỉ.

Nhìn ra bờ sông chị chỉ cái hầm đó nước thảy ra sông chắc chắn là có trùn chỉ (hay còn gọi là giun nước). Thấy chúng tôi còn ngơ ngác chị tiếp lời con giun nước có thân rất mãnh, dài khoảng vài centimets, đường kính thân hình ít khi hơn 1 milimet, mang màu hồng thường được thấy từng cụm rất dầy, giun nước thích sống ở vùng nước dơ hay đầm lầy, ao hồ nước đọng. Tại những nơi mà nhiệt độ thường ô nhiễm, trùn chỉ là món ăn “khoái khẩu” của cá cảnh hay cá giống như: Cá chình, cá thác lác cờm.. hay làm mồi câu cá là đệ nhất không thua gì sâu rồng (cung quăng đỏ).

Cùng đi với anh Thanh rong ruổi theo các ao hầm ở Vĩnh Thạnh Trung. Phiá trước có đặt ống bơm ra rạch mương Khai Lắp. Anh Thanh phân bua người ta bơm nước ra ở đó chắc có nhiều trùn. Nói rồi anh cho xe dừng lại, cùng với bộ đồ nghề nhảy xuống dòng nước đục ngầu. Anh đưa vợt đãi qua lại, một hơi đưa lên nào là rác và có nhiều sợi màu đỏ nằm dài như 1 thảm rêu. Anh giải thích đây là trùn chỉ. Hôm nay, trúng mánh, mỗi vợt 300gram- 400 gram trùn. 10 giờ, 4 thau nhựa đã đầy ắp, ngay lập tức anh đỗ vào bao nilon chở về sụt khí ôxy.

Gần 1 tháng nay, chỉ có hôm nay là thắng lớn, chiều nay 13 giờ tôi sẽ tiếp tục. Tất cả trùn được rộng lại trong bọc nilon sụt khí ô xy rộng lại 3 ngày gởi xe khách cân cho bạn hàng ở Cần Thơ, nữa tháng hoặc 1 tháng mình tính tiền một lần. Một đặc điểm nữa là, thợ săn trùn ở đây bán "sản phẩm" độc quyền cho "một lái" chứ không được bán cho "lái" khác hay bán trôi nổi. Anh Thanh thố lộ.

Xóa nợ nhờ trùn chỉ

Quê ở tận Kiên Giang, cưới vợ ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, anh Hà Văn Thể, sinh năm 1964 vừa lao đao vì đánh bắt cá biển chẳn thịnh, thua lỗ phải bán ghe nhưng nợ vẫn còn hơn 20 triệu đồng, vợ chồng chỉ dám sinh 1 đứa con. Thế là vợ chồng anh về sống quê vợ. Làm thuê mướn nhưng vẫn không đủ ăn. Ở xóm nhiều người làm nghề đãi trùn chỉ, bộ đồ nghề là 2 cây vợt, 4 cái thau nhựa. Anh  tập tành theo anh em bên vợ săn trùn chỉ. Hơn 10 năm sống bằng nghề này, giờ đứa con trai duy nhất của anh 19 tuổi cũng có thâm niên trong nghề cũng phân nữa với anh. Mỗi ngày, 2 cha con săn trùn chỉ ít nhất 20 kg, thắng lớn 60 kg, thỉnh thoảng cũng không bắt được con nào. Cứ 1kg bán được 25.000 đồng, trừ chi phí xăng xe, ăn uống cũng còn mỗi ngày 150.000 đồng đến hơn 200.000 đồng. Không riêng gì tôi mà anh em đi săn trùn đều có thu nhập như thế”.

Anh Thể tâm sự: “Săn trùn chỉ so với làm thuê thì đỡ hơn rất nhiều ngày nào cũng có việc làm và thu nhập cũng ổn định nên giờ tôi đã trả dứt nợ, xây được căn nhà cắp 4, mỗi tháng gởi về quê nuôi mẹ già 1 triệu đồng. Tết năm nay, tôi sắm thêm chiếc xe hon da nữa cho thằng con đi hành nghề săn trùn cho tiện, đi xa săn trùn sẽ nhiều hơn.

Dễ kiếm tiền nhưng thanh niên không làm

Anh Út Đức người dân ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Thạnh Trung thố lộ: “Gia đình tôi bán tạp hóa, quanh nhà có mãnh đất trống, tôi cho cư dân ở tạm trên phần đất của mình. Cứ từ tháng 2 đến tháng 10, mùa đánh bắt trùn chỉ sôi động nhất. những tháng này chỉ còn lại vài lều. Phần đất tôi cho ở cả thảy 10 hộ, rồi dài theo xóm cũng vài chục hộ. Giờ qua mùa, chỉ còn lại gần 10 hộ bám trụ lại đãi trùn. Cái nghề vất vả, cực khổ này cũng có 3 chị phụ nữ làm. Có lẽ vì miếng cơm nên các chị không ngại công việc này. Chứ thông thường chồng đi săn, vợ ở nhà cơm nước, gở trùn chỉ từ những thau rác, sình bùn trùn chỉ nằm dài dính lại dề dề, rồi các chị cho vào tấm bạc nilon rộng nước hơn 2 tấc. Cứ 3 giờ đồng hồ thay nước một lần, ba ngày bán.

Theo ông ông Hồng, người dân ở đây cho biết: Cái nghề đãi trùn chỉ dễ kiếm tiền nhưng làm những chỗ sình lầy, phải lặn những chỗ nguồn nước ô nhiễm, bị thẹo là chuyện thường tình, quá vất vả, hạ bạc. Khi làm ra sản phẩm bán cho thương lái ở tận Cần Thơ. Vì những lý do đó thanh niên ở đây thà bỏ quê đi Bình Dương làm công nhân. Chứ nhất định không chịu đi săn trùn chỉ.

Đài Truyền thanh huyện Châu Phú
Đăng ngày 19/02/2013
Phụng Tiên
Nông thôn

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
• 14:53 30/09/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 09:53 13/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 06:31 14/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 06:31 14/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 06:31 14/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 06:31 14/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 06:31 14/05/2024