Đi tìm cá hề dưới đại dương xanh

In dấu trong kí ức tuổi thơ với bộ phim hoạt hình "Đi tìm Nemo", và nổi tiếng trong những bể cá cảnh nhờ màu sắc nổi bật và họa tiết độc đáo. Cá hề ngày nay được nhiều người biết đến và tìm hiểu hơn. Nhưng có những điều không giống trong phim ảnh và những điều chẳng ai nói cho chúng ta nghe về loài cá này.

Cá hề
Cá hề ngoài đời thực có giống như những gì chúng ta tưởng tượng? Ảnh: Tepbac

Cá hề (Amphiprioninae) trong tiếng anh với tên gọi quên thuộc là Clownfish hay Anemonefish. Cá hề là một thành viên trong đại gia đình họ cá Thia). Nơi đại dương xanh, chúng sống ở các dải đá ngầm và rạn san hô. Cụ thể hơn là tại các vùng nước ấm ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, bao gồm dải san hô Great Barrier Reef và Biển Đỏ. Trong khi một số loài phân bố hạn chế, số khác lại sống trải rộng. Cá hề sống ở dưới đáy các vùng biển nông trong những vùng ám tiêu có chỗ che hoặc đầm phá ao cạn. Không có loài cá hề nào sống trong Đại Tây Dương.

Về cá hề

Theo dấu cá hề dưới đại dương xanh. Ảnh: Tepbac 

Cá hề dễ tính và ăn tạp nên thức ăn rất đa dạng. Chủ yếu là từ động vật phù du nhỏ và nguồn thức ăn từ hải quỳ. 

Gần như tất cả cá hề khi mới sinh ra đều là giống đực. Nhưng chúng lại là loài lưỡng tính nên một điều thú vị đã được đi kèm theo là khả năng luân phiên giới tính tại một số thời điểm trong cuộc đời. 

Hiện nay, có đến hơn 30 loài cá hề khác nhau đã được phát hiện và công nhận. Trong đó, phổ biến nhất là cá hề Nemo, hay cá hề cà chua, cá hề hồng,...

Cá hề cũng có dấu hiệu trao đổi của chúng khi muốn trò chuyện hay thông báo cho nhau. Bằng một cách bí ẩn nào đó dù cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết được đó là những tiếng "lách cách" trong mỗi giây giao tiếp.

Các loài cá hề

Hơn 30 loài cá hề đã được khám phá. Ảnh: Tepbac

Trong phim hoạt hình "Đi tìm Nemo", đầu phim chúng ta có thể thấy mẹ cá đẻ ra rất nhiều trứng, không phải hàng trăm mà là hàng nghìn trứng. Chính xác thì là khoảng 1000 trứng được sinh ra mỗi lần, vào mỗi ngày trăng tròn hàng năm. 

Cùng lúc đó, cá hề bố sẽ chứng tỏ bản lĩnh và sức mạnh của trụ cột gia đình khi luôn túc trực trong 2 tuần đầu để bảo vệ những đứa con của mình cho tới lúc chúng được sinh ra. 

Cá hề sinh sản

Lựa chọn ngày đẹp để sinh sản như cá hề. Ảnh: Tepbac

Không phải ngẫu nhiên mà những nơi cá hề sống chúng ta đều thấy có sự xuất hiện của hải quỳ. Chúng thân thiết tới mức dù cho hải quỳ có độc nhưng vẫn không thể làm hại cá hề, mà ngược lại còn là một "đối tác" quan trong trong cuộc đời họ nhà cá Thia này. 

Đầu tiên, cá hề sẽ không cần phải đi tìm mồi đâu xa mà những xúc tu chết và kí sinh trùng quanh hải quỳ sẽ đem lại nguồn thức ăn cho chúng. Sau đó, quá trình bài tiết và thải ra phân của cá hề sẽ chuyển hóa thành nguồn dinh dưỡng cung nạp lại cho hải quỳ.

Nhờ cá hề ăn những kí sinh trùng trên hải quỳ, nên ngẫu nhiên bảo vệ và tạo thêm lợi ích cho hải quỳ một lần nữa. Và để đáp lại, người anh em hải quỳ này lớn mạnh và trở thành nơi trú ấn tuyệt vời, che chắn bảo vệ cho cá hề khỏi sự tấn công của kẻ thù. 

Mối quan hệ giữa cá hề & hải quỳ

"Đối tác" trong mối quan hệ cộng sinh giữa cá hề & hải quỳ. Ảnh: Tepbac

Không chỉ có thể nhìn thấy cá hề trên phim hoạt hình, hay lặn xuống những đại dương xanh xa xôi, vì ngày nay cá hề hiện chiếm 43% trong ngành thương mại cá cảnh toàn cầu. Đặc biệt, đây còn là một loài dễ nuôi, với màu sắc nổi bật, nên chỉ cần có tình yêu và niềm đam mê dành cho cá cảnh, chúng ta có thể tìm mua những giống cá đẹp tùy theo ý thích và mang về chăm sóc.

Cá hề

Finding Clownfish. Ảnh: Tepbac

Vậy nuôi cá hề như thế nào? Chỉ đơn giản với một bể cá chứa trung bình 50 lít nước, nuôi kèm với hải quỳ để chúng trao đổi lợi ích lại cho nhau.

Nuôi cá hề

Một bể cá hề xinh xắn trong góc nhà sẽ như thế nào? Ảnh: Tepbac

Thức ăn có thể mua tôm ngâm muối, cá cắt nhỏ để dành cho cá ăn dần. 
Đặc biệt, với những loài sống dưới nước, thì môi trường nước vô cùng quan trọng. Phải đảm bảo nước được thay thường xuyên và luôn trong sạch. Vậy nên đừng quên trang bị hệ thống lọc nước cho cá hề nhé!

Đăng ngày 17/10/2022
Quỳnh Trang @quynh-trang
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:56 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:56 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:56 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:56 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 03:56 17/11/2024
Some text some message..