Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
Giá tôm giảm mạnh so với đầu năm, khiến người nuôi không có lãi hoặc thậm chí thua lỗ

Dịch bệnh đe dọa con tôm - Bà con bên bờ vực phá sản

Trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9, nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước hứng chịu đợt nắng nóng kéo dài và các đợt mưa giông diễn ra liên tiếp. Hệ quả là làm đã làm giảm oxy hòa tan trong nước, giảm độ pH, gây sụp tảo đột ngột và sản sinh khí độc. Điều này khiến tôm chậm lớn, sức đề kháng giảm và dễ bị dịch bệnh tấn công. Thêm vào đó tình trạng tôm chết chưa rõ nguyên nhân tại một số vùng nuôi làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, khiến người nuôi tôm lo lắng và phải bán tôm sớm để giảm thiệt hại. 

Giá tôm giảm mạnh so với đầu năm, khiến người nuôi không có lãi hoặc thậm chí thua lỗ dù phải bán tôm non. Việc giá tôm giảm sâu là một vấn đề đáng lo ngại cho người nuôi tôm cả nước. Không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi mà còn tác động tiêu cực đến toàn bộ ngành tôm.

Giá tôm hiện nay trên cả nước

Hiện nay, theo ghi nhận tại nhiều địa phương, một số hộ nuôi 3 tháng nhưng tôm mãi chẳng chịu lớn. Vì vậy, bà con quyết định bán với giá 90.000 - 100.000 đồng/ký khi tôm chỉ mới đạt kích cỡ từ 90 - 95 con/kg. Khi được hỏi, tại sao lại có hiện tượng tôm chưa đạt kích cỡ mà phải bán như thế này. Thì nhiều hộ dẫn chia sẻ, tình hình thời tiết cực đoan, cộng với dịch bệnh đang lây lan rất nhanh. Nếu người dân không bán sớm, khả năng mất trắng rất cao.

Thu hoạch tômNhiều hộ dân chịu lỗ bán tôm non chưa đủ kích cỡ

Như vậy, tình hình nuôi tôm đang gặp nhiều khó khăn, không chỉ vì dịch bệnh và thời tiết bất thường, mà còn do giá tôm thương phẩm đầu vụ thu hoạch giảm mạnh. Theo khảo sát, các địa phương đã bắt đầu thu hoạch vụ tôm xuân hè. Tuy nhiên, giá tôm thẻ chân trắng hiện nay giảm khoảng 20 - 25% so với đầu năm 2024. Cụ thể:

- Tôm còn sống loại 80 - 100 con/kg: 90.000 - 110.000 đồng/kg.

- Tôm loại 60 - 80 con/kg: 120.000 - 125.000 đồng/kg.

- Tôm loại 40 - 50 con/kg: 140.000 - 160.000 đồng/kg.

- Tôm loại 30 con/kg: 180.000 - 200.000 đồng/kg.

- Tôm đá cấp đông có giá thấp hơn tôm sống khoảng 10.000 đồng/kg.

Nguyên nhân giá tôm giảm là do cung vượt cầu trong thời điểm chính vụ thu hoạch. Thị trường xuất khẩu khó khăn cũng làm giảm lượng thu mua của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, dẫn đến giá tôm giảm. Nhu cầu tiêu thụ tại nội tỉnh và các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa cũng không cao, đặc biệt là với các loại tôm cỡ nhỏ và trung bình.

Trước tình hình này, Chi cục Thủy sản khuyến cáo người nuôi tôm nên theo dõi sát thị trường và tránh thu hoạch ồ ạt. Nên thực hiện thu tỉa dần từng đợt nếu đảm bảo các yếu tố về môi trường và dịch bệnh. Điều này giúp tôm còn lại trong ao có điều kiện tăng trưởng tốt hơn, từ đó tăng kích cỡ và giá bán khi thu hoạch.

Đăng ngày 12/07/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Kinh tế
Bình luận
avatar

Xây dựng hình ảnh tích cực cho cá tra Việt Nam để mở rộng thị trường

Hiện nay cá tra Việt đang chịu sự cạnh tranh từ các nước bạn. Do đó, ngành thủy sản đang có những hướng đi tích cực, đổi mới nhằm xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho cá tra của nước ta, nhằm mục đích mở rộng thị trường toàn cầu.

Cá tra
• 09:00 03/08/2024

Ngành xuất khẩu tôm Việt Nam: Thách thức và cơ hội trước phán quyết của DOC

Trong 5 tháng đầu năm 2024, ngành xuất khẩu tôm Việt Nam đã ghi nhận một sự tăng trưởng đáng kể khi kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy tôm Việt Nam vẫn giữ vững được vị thế và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tôm đông lạnh
• 12:00 01/08/2024

Tôm nhiễm kháng sinh làm giảm giá thành

Vấn đề tôm nhiễm kháng sinh đang trở thành một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất. Việc sử dụng kháng sinh không kiểm soát đã dẫn đến tình trạng tôm bị nhiễm kháng sinh, làm giảm giá trị thương mại của sản phẩm này.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:39 31/07/2024

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023

Theo Trung tâm chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), sản lượng thủy sản tháng 6/2024 ước đạt 869,5 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá đạt 1.727,1 nghìn tấn, tăng 2,8%; sản lượng tôm đạt 366,6 nghìn tấn, tăng 4,1%.

Cá biển
• 10:03 26/07/2024

Xây dựng hình ảnh tích cực cho cá tra Việt Nam để mở rộng thị trường

Hiện nay cá tra Việt đang chịu sự cạnh tranh từ các nước bạn. Do đó, ngành thủy sản đang có những hướng đi tích cực, đổi mới nhằm xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho cá tra của nước ta, nhằm mục đích mở rộng thị trường toàn cầu.

Cá tra
• 08:47 05/08/2024

Điều khiển hệ vi khuẩn đường ruột tôm là chìa khóa để kháng Vibrio

Vibriosis là một loại những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Vibrios, gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể. Để chống lại vấn đề này, các nhà khoa học đã tìm cách phát triển tôm có khả năng kháng bệnh di truyền ổn định.

Đường ruột tôm
• 08:47 05/08/2024

Giải pháp phát triển vượt rào cản gia nhập thị trường

Vụ Khoa học và Công nghệ của Bộ Công Thương cho rằng, nông thủy sản vùng ĐBSCL đang đứng trước thách thức phải chuyển đổi để mở rộng, gia nhập thị trường. Việc xác định cụ thể những rào cản được xem là điểm khởi đầu và là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ một cách hiệu quả, bền vững. Đây sẽ là khâu đột phá, giải quyết được các khâu tiếp theo trong chuỗi giá trị.

Tôm nguyên liệu
• 08:47 05/08/2024

ADG và FCR có gì giống và khác nhau?

Trong nuôi tôm, ADG và FCR là hai chỉ số quan trọng giúp người nuôi đánh giá hiệu quả của quá trình nuôi. Cả hai chỉ số này đều liên quan đến sự phát triển và năng suất của tôm, nhưng chúng có cách tính toán và ý nghĩa khác nhau. Hiểu rõ về ADG và FCR sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình nuôi, cải thiện năng suất và giảm chi phí. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hai chỉ số này cùng Tép Bạc nhé!

Tôm thẻ đẹp
• 08:47 05/08/2024

Thời điểm bổ sung khoáng hợp lý cho tôm

Việc bổ sung khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của tôm. Khoáng chất không chỉ giúp tôm xây dựng hệ xương vững chắc mà còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, người nuôi cần nắm rõ thời gian và cách thức bổ sung khoáng hợp lý cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:47 05/08/2024
Some text some message..