Giải pháp phát triển vượt rào cản gia nhập thị trường

Vụ Khoa học và Công nghệ của Bộ Công Thương cho rằng, nông thủy sản vùng ĐBSCL đang đứng trước thách thức phải chuyển đổi để mở rộng, gia nhập thị trường. Việc xác định cụ thể những rào cản được xem là điểm khởi đầu và là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ một cách hiệu quả, bền vững. Đây sẽ là khâu đột phá, giải quyết được các khâu tiếp theo trong chuỗi giá trị.

Tôm nguyên liệu
Xác định cụ thể những rào cản được xem là điểm khởi đầu và là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị

Một số rào cản trong nước 

Trước tiên là về pháp luật quản lý chuyên ngành, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATTP chưa hoàn thiện, đồng bộ, còn thiếu, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước. Một số quy định lại chồng chéo làm doanh nghiệp tốn thời gian và tiền bạc. Tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP chưa cao, thiếu các công cụ kỹ thuật như tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm. 

Tổ chức quản lý ATTP còn nhiều đầu mối, chưa thống nhất nội dung. Một số quy định về phân công trách nhiệm quản lý còn chồng chéo; một số lĩnh vực còn “giao thoa” giữa các bộ. Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ còn chậm. Hoạt động quản lý ATTP ở cấp cơ sở chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Quy định về quản lý ATTP đối với các chợ, siêu thị; quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, sản xuất thủ công chưa cụ thể, thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết. 

Vùng ĐBSCL có thế mạnh về nông thủy sản nhưng hiện lại thiếu cơ sở dữ liệu dùng chung, vừa giúp truy xuất nguồn gốc vừa chủ động thị trường đầu ra 

Rào cản về quy định mới ở thị trường 

Nhiều thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến quan trọng của Việt Nam đang dần chuyển đổi phương thức quản lý ATTP nhập khẩu theo hướng toàn chuỗi, từ đó đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm đa bên của nước xuất khẩu. Điển hình có thể kể đến hai thị trường lớn là Trung Quốc và EU. 

Yêu cầu của Trung Quốc về quản lý doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào thị trường này theo Lệnh 248 “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” và Lệnh số 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu”. Thứ nhất là thực hiện hoạt động đánh giá hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu; thứ hai là yêu cầu tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu phải thực hiện đăng ký trên hệ thống trực tuyến của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.  

Tôm nguyên liệuNhiều thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến quan trọng của Việt Nam đang dần chuyển đổi phương thức quản lý ATTP nhập khẩu theo hướng toàn chuỗi

Thị trường EU đưa ra nhiều quy định mới về chống phá rừng; cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Những tiêu chuẩn xanh và bền vững này đang tác động đến hầu hết sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng như gạo, cà-phê, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.  

Thống kê năm 2023, thị trường EU có hơn 100 thông báo, dự thảo lấy ý kiến về các biện pháp ATTP và kiểm dịch động, thực vật phục vụ cho việc kiểm soát nông sản, thực phẩm khi nhập khẩu vào thị trường này. Dự kiến, năm 2024, EU thực hiện nhiều quy định liên quan kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững như: Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM); Quy định chống phá rừng (EUDR). Trong đó, CBAM là công cụ mang tính bước ngoặt của EU nhằm chống rò rỉ carbon. 

Ðây cũng là cơ chế đầu tiên trên thế giới đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất ở nước sở tại nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh. Còn theo EUDR vào ngày 29/6/2023, những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020 sẽ bị cấm nhập khẩu. Thời hạn hiệu lực để thực thi EUDR là vào tháng 12/2024 (tháng 6/2025 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ). 

Ngay từ đầu năm 2024, EU đã ban hành quy định mới về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật áp dụng đối với một số nông sản. Ngoài ra, chương trình “Từ nông trại đến bàn ăn” cũng dự kiến đưa ra quy định về chống rác thải thực vật. Tất cả cho thấy các quy định về kinh tế xanh, sạch ngày càng được áp dụng nhiều hơn tại EU. 

Đề xuất các giải pháp tháo gỡ rào cản  

Đối với rào cản thể chế, chính sách: Các bộ ngành chủ động rà soát, kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không hợp pháp, không cần thiết. Đối với các điều kiện kinh doanh không phù hợp với thực tiễn thì bãi bỏ hoặc sửa đổi theo hướng đơn giản hóa và không can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết. 

Kỳ vọng của doanh nghiệp là “chất lượng thực thi” nên cần đảm bảo kỷ luật, kỷ cương của bộ máy thực thi. Cơ chế để giám sát thực thi, đánh giá hiệu quả hoạt động một cách độc lập; thúc đẩy các hoạt động tham vấn rộng rãi và thực chất hơn. Tăng cường vai trò theo dõi, giám sát của các bên độc lập, của các hiệp hội, doanh nghiệp và cơ quan truyền thông. 

Tăng cường sự tham gia của các chủ thể trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và chuỗi cung ứng thực phẩm

Các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp chủ động, tích cực tham gia phản biện; đề xuất các kiến nghị tạo thuận lợi, an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Đối với thách thức từ những quy định mới: Chủ động tiếp cận nghiên cứu và xây dựng phương thức phối hợp. Khi các quốc gia và vùng lãnh thổ đưa ra những quy định mới về đảm bảo ATTP thông qua yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là khi gắn các yêu cầu kỹ thuật với các yêu cầu về thủ tục và hồ sơ, nhiều bất cập sẽ xuất hiện do sự thiếu sẵn sàng của hệ thống quản lý của bên nhập khẩu.

Ví dụ như sự thiếu đồng bộ trong cách thức phê duyệt chứng thư tại các cảng hải quan khác nhau của khu vực EU, sự thiếu hoàn thiện trong hệ thống quản lý doanh nghiệp trực tuyến của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Đây là những thách thức lớn đối với cơ quan quản lý của Việt Nam trong quá trình xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý và triển khai hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp, đồng thời cũng là cơ hội để phía Việt Nam góp ý, tham gia vào quá trình hoàn thiện quy định của phía bạn, vận dụng hiệu quả vai trò thành viên trong các hiệp định thương mại tự do nhằm giảm thiểu các rào cản đối với hoạt động giao thương. 

Tăng cường sự tham gia của các chủ thể trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và chuỗi cung ứng thực phẩm. Để đáp ứng các yêu cầu của khu vực nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải chủ động nắm bắt, cập nhật và có kế hoạch thích ứng với các quy định, đặc biệt là các quy định liên quan tới kiểm soát toàn chuỗi và truy xuất nguồn gốc. Khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe, môi trường. Nghiên cứu và ứng dụng vào quá trình sản xuất các tiêu chuẩn kỹ thuật như ISO, 5S, JIT. 

Đăng ngày 02/08/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn
Bình luận
avatar

Ninh Thuận và Cà Mau kết nối cung cầu tôm giống

Mới đây, tại tỉnh Cà Mau, Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận và Cà Mau phối hợp tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu tôm giống nhằm đưa nhiều tôm giống có chất lượng của Ninh Thuận về với người nuôi Cà Mau.

Tôm giống
• 10:38 27/08/2024

Vấn đề môi trường nước nuôi tôm

Nhằm cung cấp đầy đủ các vấn đề kỹ thuật nuôi tôm nước lợ, sau hai bài về quy trình và thức ăn, Tép Bạc sẽ giới thiệu về môi trường nước. Đây là chia sẻ của chuyên gia đổi mới sáng tạo kỹ thuật nuôi tôm ở Trường Đại học Cần Thơ qua hợp tác nhiều cơ quan, doanh nghiệp, người nuôi tôm với tài trợ của Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) từ Úc.

Môi trường nước nuôi
• 10:46 26/08/2024

Nuôi thủy sản bền vững gắn với bảo vệ rừng ngập mặn

Báo cáo “Hiện trạng và định hướng phát triển muôi trồng thủy sản bền vững, gắn với bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn” của Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Trung đặt ra nhiều vấn đề thời sự ở vùng rừng ngập mặn lớn nhất nước ta.

Rừng ngập mặn
• 10:16 23/08/2024

Cà Mau và Sóc Trăng quy hoạch phát triển lợi thế thủy sản

Tỉnh Cà Mau quy hoạch xây dựng 13 cảng cá, tỉnh Sóc Trăng cơ cấu lại sản xuất và bố trí dân cư ven biển để phát huy lợi thế kinh tế.

Cảng cá
• 09:39 23/08/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 04:08 13/09/2024

Nuôi tôm an toàn sinh học với chuỗi giá trị khép kín và không kháng sinh

Tập đoàn Việt Úc đang nỗ lực cải thiện chất lượng tôm Việt Nam bằng cách tránh sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tính hiệu quả trong nhiều năm qua.

Tôm thẻ
• 04:08 13/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 04:08 13/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 04:08 13/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 04:08 13/09/2024
Some text some message..