Dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến logistic thương mại thủy sản

Thủy sản nhập khẩu và xuất khẩu từ Trung Quốc đang được chất đống trong các thùng xe tải đông lạnh và các kho lạnh vô thời hạn do dịch Covid-19 tiếp tục gây ra sự bất ổn thương mại trên toàn cầu.

Logistic
Logistic thương mại thủy sản cũng ngừng trệ trong sự bất ổn thương mại trên toàn cầu.

Theo Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc, khoảng 80% khối lượng giao dịch hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển và Trung Quốc là nơi có 7/10 cảng được xem là những cảng bận rộn nhất thế giới.

Việc Trung Quốc ra sức phòng chống dịch khiến nhiều tàu không thể cập cảng của quốc gia này, trong khi đó một số tàu khác đang mắc kẹt tại cảng do chưa có công nhân quay lại làm việc và vẫn còn nhiều tàu khác đang không hoạt động trong “khu vực cách ly nổi” vì nhiều nước cấm các thuyền viên của các tàu đã cập cảng Trung Quốc rời tàu trước khi họ được xác nhận không nhiễm virus.

Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 đối với các cảng ở Seattle và Tacoma ở tiểu bang Washington của Mỹ, nơi các con tàu được chất đầy bởi những container quần áo, đồ chơi và đồ điện tử. Nhiều tàu sẽ trở về Trung Quốc với những lô hàng thủy sản Alaska và các sản phẩm khác của Mỹ, nhưng hiện tại các hoạt động đã chậm lại đáng kể.

Peter McGraw, thành viên của Liên minh Cảng biển Tây Bắc, cho biết “Các nhà máy không mở cửa và hàng hóa không được sản xuất. Chúng tôi chưa xác định được những tác động của điều này. Có rất nhiều chuyến đi với các container trống, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều chuyến đi sẽ bị hủy bỏ”.

Alaska xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc với giá trị gần 1 tỷ USD bao gồm các sản phẩm dành cho tiêu dùng cuối cùng của Trung Quốc. Nhưng phần lớn sản phẩm được tái xuất trở lại Mỹ và các nước khác.

Andy Wink, Giám đốc Hiệp hội Phát triển Thủy sản Vùng vịnh Bristol, đồng thời là một nhà kinh tế có kinh nghiệm theo dõi thị trường cá hồi thế giới trong hơn một thập kỷ cho biết “Nếu nhà máy có sản phẩm đến nhưng lại không có công nhân để vận hành, nhà máy sẽ gặp phải tình trạng dư thừa kho bảo quản lạnh. Đây là một vấn đề đối với phía tái xuất sản phẩm. Về mặt tiêu dùng, nếu người tiêu thụ không đi mua thủy sản, điều đó sẽ làm giảm tiêu thụ. Do đó, có một số giải pháp để khắc phục khó khăn trong việc vận chuyển thủy sản thông qua chuỗi cung ứng”.

Đã có nhiều hơn sản phẩm thủy sản từ các nơi khác nhập khẩu vào Mỹ. “Các công ty nuôi cá hồi lớn đang tìm các địa điểm để định hướng sản phẩm của họ và Mỹ là sự lựa chọn tốt. Do đó, Wink cho biết đã chứng kiến giá cá hồi trung bình giảm khoảng 10% kể từ đầu năm ở thị trường bán buôn.

John Sackton, chuyên gia thị trường của Seafood News cho biết “Khi cuộc khủng hoảng có khả năng vào mùa xuân, nhiều nghề cá lớn có mùa bán quanh năm nhưng vụ thu hoạch ngắn hơn – như cá hồi Alaska, cũng bắt đầu tham gia vào các cuộc đàm phán về giá và thiết lập giá bán tại cảng”.

Việc thiết lập giá tại cảng dựa vào sự kỳ vọng về giá cho cả năm của nhà phân phối và nhà đóng gói sản phẩm, nguồn cung và sự có sẵn của sản phẩm cập cảng, chi phí và kỳ vọng kinh doanh của người thu hoạch. Sackton cho biết “Bất kể mức giá nào được trả trong tháng 5 hoặc tháng 6, các nhà đóng gói đang xem xét mức giá cho 5,6 tháng tiếp theo vì sự khó lường của tình hình dịch bệnh trong năm nay”.

Hannah Lindoff, Giám đốc tiếp thị toàn cầu của Viện tiếp thị thủy sản Alaska (ASMI) cho biết, ngoài Trung Quốc, ngành thủy sản Alaska đã đa dạng hóa thị trường thủy sản của mình kể từ thời điểm thuế quan áp đặt vào năm 2018 đã khiến ngành thủy sản Alaska bị giảm doanh số với các đối tác hàng đầu. Tuy nhiên, nỗi sợ dịch Covid-19 đang gây ra sự gián đoạn trên khắp các khu vực bán hàng.

“Chúng tôi có các đại diện tiến hành các hoạt động tiếp thị để nâng cao giá trị của các sản phẩm thủy sản Alaska. Tuy nhiên, do lệnh cấm đi lại và các vấn đề về sức khỏe, một số hội thảo ở Trung Quốc được thiết kế để nâng cao kiến ​​thức về các loài khác nhau ở Alaska được lên kế hoạch tổ chức trong tháng 3/2020 đã bị hủy bỏ. Ngoài ra, các sự kiện ở Singapore và Italia cũng đã bị hủy bỏ. ASMI tiếp tục ưu tiên sức khỏe của các đại diện và đối tác ở nước ngoài của chúng tôi ở các khu vực này và hy vọng vào những tin tức tích cực”. Lindoff cho biết.

Theo New York Times, các hoạt động vận chuyển hàng hóa hàng không đã bị ảnh hưởng theo những cách khác nhau và việc hủy các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc đã khiến cho các hãng vận chuyển gặp khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm.

Người mua sắm ở Mỹ có thể không tìm thấy nhiều mặt hàng trên các kệ hàng ở các siêu thị vào giữa tháng 4/2020. Các nhà bán lẻ lớn như Walmart và Target có thể là những người đầu tiên gặp phải các vấn đề hết hàng.

VASEP
Đăng ngày 20/03/2020
Kinh tế
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

Trong khi các mặt hàng thủy sản chủ lực sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thì cá khô, cá hộp lại ghi nhận tăng, cho thấy sự “lên đời” của nhóm sản phẩm này.

Cá khô
• 14:10 26/05/2023

Tại sao Mỹ mất vị trí số 1 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam?

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hồi phục dần từ quý III/2023 sau khi diễn ra các chương trình hội chợ quốc tế tại Mỹ và EU và hội chợ Vietfish vào tháng 8 tại TP.Hồ Chí Minh.

Thu hoạch tôm
• 11:54 19/04/2023

TP.HCM: Xuất khẩu cá cảnh thu hơn 4 triệu USD

4 tháng đầu năm 2023, TP.HCM xuất khẩu hơn 4,12 triệu con cá cảnh, thu về 4,28 triệu USD.

Cá cảnh
• 11:37 14/04/2023

5 địa phương Trung Quốc nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 địa phương tại Trung Quốc nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất bao gồm Quảng Đông, Sơn Đông, Thượng Hải, Thiên Tân và Trạm Giang.

Cá tra
• 14:28 29/03/2023

Tôm càng xanh toàn đực "đẻ" ra tiền, cho hiệu quả bất ngờ

Từ hiệu quả bất ngờ ở những mô hình ban đầu, năm nay, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Tôm càng xanh
• 11:33 31/05/2023

Nuôi trai lấy ngọc, dễ làm kiếm khá

Trong giai đoạn 2017 - 2021, Dự án ’Phát triển nghề nuôi trai cấy ngọc tại Tonga và Việt Nam’ giúp cải thiện phương pháp nuôi, hướng tới phát triển nghề trai ngọc bền vững.

Nuôi trai
• 11:55 29/05/2023

Cá cảnh - ngành nghề chuyên biệt của TP.HCM mở ra cơ hội xuất khẩu

Sáng 27/5, Lễ hội cá cảnh TP.HCM năm 2023 đã khai mạc, thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước, mở ra cơ hội ký kết giao thương.

Gian hàng cá
• 11:48 28/05/2023

Chàng trai gác bằng kỹ sư xây dựng, đầu tư nuôi cá Koi

Gác bằng kỹ sư xây dựng, anh Đỗ Nguyễn Hoàng Khang (26 tuổi, ngụ Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) nuôi cá Koi, thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Cá koi
• 11:12 27/05/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 22:53 01/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 22:53 01/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 22:53 01/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 22:53 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 22:53 01/06/2023