Dịch vụ lặn biển ở Cù Lao Câu

Dịch vụ lặn biển ngắm san hô, bắt tôm cá trên những rạn đá… được hình thành ở Cù Lao Câu.

Du khách đến lặn biển, ngắm san hô ở Cù Lao Câu - Ảnh: Ảnh Minh Chiến
Du khách đến lặn biển, ngắm san hô ở Cù Lao Câu - Ảnh: Ảnh Minh Chiến

Cù Lao Câu (tên khác là Hòn Cau) là một hòn đảo nhỏ chỉ cách bờ biển xã Vĩnh Tân, H. Tuy Phong (Bình Thuận) khoảng 9 km. Với độ dài chừng 1.500m, chỗ rộng nhất gần 700m và có độ cao so với mặt biển chừng 8m.

Từ xa xưa, ngư dân đã xây dựng miếu thờ vị nữ thần Thiên Yana (vị nữ thần Chăm) trên Cù Lao Câu. Trên đảo có giếng nước ngọt, ngư dân Tuy Phong gọi là Giếng Tiên. Đặc biệt, xung quanh đảo là một hệ thống đá san hô đa dạng, nhiều màu sắc, hình thù khác nhau, trông như những con thú nhỏ bơi lượn dưới làn nước biển trong xanh. Từ đặc điểm thú vị này, nhiều du khách đã biết đến Cù Lao

Câu như một địa chỉ lặn biển lý tưởng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rạn san hô tự nhiên từ nhiều năm qua.

Ngày nay, Cù Lao Câu được UBND tỉnh Bình Thuận thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên biển với diện tích mặt nước hơn 22 km2 xung quanh được bảo vệ nghiêm ngặt.

Lặn biển, ngắm san hô

Tại xã Vĩnh Tân, hiện có một công ty du lịch chuyên tổ chức cho du khách ra đảo lặn biển ngắm san hô và bắt cá. Công ty này có tàu du lịch riêng có thể chở được 12 người ra đảo với giá 200 USD/một chuyến. Sáng sớm, khách được đưa ra đảo lặn biển ngắm san hô bắt cá, tôm trên những rạn đá. Chiều tối quay trở vào bờ (không được ngủ lại trên đảo qua đêm). Đại diện của công ty này cho biết:

“Khách đi trên tàu của công ty đã được mua bảo hiểm. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng cao, chúng tôi  phải thuê thêm tàu cá của ngư dân đưa khách ra đảo. Những tàu cá này chủ yếu đi lén vì bộ đội biên phòng không cho phép chở người bằng tàu cá ra đảo. Dĩ nhiên khi đi tàu cá của ngư dân nếu gặp rủi ro khách sẽ bị thiệt thòi vì không có bảo hiểm”

Trên thực tế, vào cuối năm 2010, có một đoàn du khách nước ngoài tự ý ra đảo Cù Lao Câu lặn biển và đã có 2 du khách tử nạn vì sốc nước. Hiện nay tình trạng du khách (chủ yếu là khách nước ngoài) thuê tàu cá của ngư dân tự ý ra đảo lặn biển vẫn diễn ra. Ông Huỳnh Văn Thải- Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên biển Cù Lao Câu cho biết, về nguyên tắc công ty du lịch đưa khách ra tham quan đảo và lặn ở Cù Lao Câu phải có giấy phép. Danh sách những người ra lặn phải được gửi trước cho Khu bảo tồn và đồn biên phòng Vĩnh Tân. “Hiện nay chúng tôi không thu phí, nhưng tuyệt đối nghiêm cấm tự ý khai thác san hô khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt. Khách đến Cù Lao Câu chỉ được lặn thăm quan”- ông Thải nói.

"Hiện nay chúng tôi không thu phí, nhưng tuyệt đối nghiêm cấm tự ý khai thác san hô khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt. Khách đến Cù Lao Câu chỉ được lặn thăm quan - Ông Huỳnh Văn Thải- Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên biển Cù Lao Câu nói."

Sinh vật lạ dưới đại dương - Ảnh: Ảnh Minh Chiến

Sinh vật lạ dưới đại dương - Ảnh: Ảnh Minh Chiến

Theo Phó Chánh Văn phòng UBND H.Tuy Phong Phan Huy Vương, ngày 23.5 (tức 14.4 Âm lịch) trên Cù Lao Câu sẽ diễn ra lễ nghinh cúng tại miếu thần Thiên Yana. Ngoài ra, ngư dân Tuy Phong còn tổ chức lễ cúng thỉnh ngư và hát bá trạo cầu cho mùa yên biển lặng.

Thanh niên
Đăng ngày 11/05/2013
quế hà
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 17:19 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 17:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 17:19 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 17:19 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 17:19 22/11/2024
Some text some message..