Dịch vụ 'ôsin' cho cá tra

Để giúp cá mau lớn, giảm rủi ro bệnh tật, hiện nay nhiều “đại gia” nuôi cá tra ở miền Tây thuê hẳn cả đội ngũ “ôsin” hút bùn chuyên nghiệp, chỉ cáng đáng mỗi việc “tẩy” sạch chất cặn bã dưới đáy ao.

anh Quý chăm sóc cá tra
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của thợ lặn Lê Văn Quý.

Chiếc vỏ lãi rẽ sóng vượt sông Hậu chạy băng băng thẳng tiến qua cù lao ấp Nhơn Hòa, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang để đưa chúng tôi vào vùng nuôi cá tra của Công ty cổ phần Thủy sản Nhơn Mỹ - Gentraco.

Ông Nguyễn Thành Phước – Giám đốc vùng nuôi Gentraco fish cho biết: Thời gian qua giá cả con cá tra không ổn định, trồi sụt thất thường, thị trường xuất khẩu ngày một khắt khe khiến nhiều người nuôi cá nhỏ lẻ phải “treo ao”. Do vậy, làm sao để thịt con cá tra đạt được cả về chất và lượng, đáp ứng được tiêu chí của người tiêu dùng, đòi hỏi người nuôi phải có cách làm riêng. “Vì lẽ đó, chúng tôi ký hợp đồng thuê hẳn một đội ngũ “ôsin” hút bùn để thường xuyên theo dõi, làm sạch định kỳ các tầng đáy ao, loại bỏ các ký sinh trùng độc hại, tạo môi trường thông thoáng cho cá, giúp cá mau lớn”, ông Phước nói.

Ông Trần Văn Tửng (Năm Tửng), ngụ ở cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ, một trong những người có thâm niên trong nghề hút bùn cho cá tra chia sẻ: “Cả gia đình tôi có 4 người làm nghề này đã ngót nghét gần chục năm. Trước kia làm chỉ đủ tiền cơm ba bữa, vài năm trở lại đây, người nuôi cá kỹ tính hơn trong chuyện làm sạch ao nuôi định kỳ cho nên nhu cầu ngày càng nhiều”.

Anh Tám Lộc, một đại gia nuôi cá ở An Giang cho hay: Trước kia, người nuôi cho rằng rải vôi làm sạch đáy ao, xử lý rong tảo trước khi thả cá cơ bản là xong; trong quá trình nuôi chưa chú trọng lắm đến việc xử lý những chất cặn bã nằm sâu dưới tầng đáy ao. Để giúp cá “dễ thở”, thịt ngon, mau lớn, ít bệnh, năng suất cao, ngày nay, người nuôi phải làm công việc hút bùn định kỳ thường xuyên.

“Rái cá” miền Tây

Bốn cái máy hút bùn to đùng cứ trôi lững lờ hết từ đầu ao này đến đầu ao kia; tiếng nước lủm bủm của những người thợ lặn thở ra từ dưới đáy ao hết sức nhịp nhàng, đều đặn. Ngồi trên bờ ao, ông Năm Tửng chia sẻ về nghề: “Cái nghề này coi vậy mà khó nhai lắm! Người có sức khỏe hết sức dẻo dai mới bám trụ được với nghề”.

Theo những người chuyên làm nghề hút bùn cho các ao cá, để có được một bộ máy hoàn thiện, chạy “ngon cơm” phải tốn chí ít khoảng 20 triệu đồng để mua sắm thiết bị, nào là: Giàn máy, ống dẫn hơi; dây hút bùn; thùng phuy; mặt nạ trùm mắt…

Anh Lê Văn Quý, một “ôsin” cho cá từ dưới đáy ao trồi lên mặt nước đầu tóc ước sũng bộc bạch: “Nghề hút bùn tuy cực nhưng thu nhập ổn định bình quân từ 3-4 triệu đồng/tháng nên quyết bám trụ”. Còn anh Nguyễn Văn Quang mặt mày xanh rớt, môi tím rịm, run rẩy nói: “Thông thường thời gian mỗi ca lặn của anh em độ từ 3-4 tiếng mới nổi lên mặt nước; thường lặn dưới độ sâu từ 3m đến 6m (tùy vào độ sâu của ao); tiền công mỗi tiếng được trả 29.000 đồng”.

Ông Năm Tửng lý giải: Sở dĩ mỗi ca lặn hút bùn có độ thời gian kéo dài từ 3-4 tiếng, vì mỗi lần trồi lên mặt nước người thợ lặn rất mất thời gian để vận hành, lấy hơi như từ lúc đầu. Người thợ lặn như những con “rái cá” tung hoành ngang dọc, chỉ cần dùng tay rà sơ qua là họ biết khu vực nào còn hay không còn các chất cặn bã. “Bình quân thời gian để làm sạch một ao cá tra phải mất độ chừng một tuần; lớp sình được hút để làm sạch là dày khoảng 1,5 tấc. Nghề này đòi hỏi người thợ lặn phải am tường rất kỹ về kỹ thuật lặn, không khéo sức nước sẽ ép làm người lặn ra máu mũi, lâu dài sẽ bị lãng tai”, ông Năm Tửng chia sẽ về nghề.

Dân Việt
Đăng ngày 29/09/2012
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 22:25 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 22:25 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 22:25 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 22:25 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 22:25 18/02/2025
Some text some message..