Điểm sáng câu lạc bộ cánh đồng 200 triệu

Thành lập tháng 8/2012, qua 4 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Cánh đồng 200 triệu đồng/ha/năm ở Khóm 1, phường Tân Thành (TP. Cà Mau) đã trở thành điểm sáng, chứng minh cho hiệu quả to lớn của kinh tế hợp tác.

nuôi cá chình
Nuôi cá chình ít rủi ro, lại thêm dễ tìm đầu ra nên nhiều hộ mở rộng diện tích.

Từ những năm 2010, tình hình sản xuất của nông dân Tân Thành không tập trung, theo kiểu đất ai nấy làm, nên việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế, chưa tích lũy được kinh nghiệm. Quá trình sản xuất còn nhỏ lẻ, không có sự liên kết, chia sẻ thông tin, cây trồng vật nuôi chưa đa dạng, vì thế lợi nhuận thấp, chỉ khoảng 150 triệu đồng/ha/năm.

Qua nhiều năm tìm hướng đi cho vật nuôi thế mạnh ở Tân Thành là con cá chình, cá bống tượng, những nông dân tiên phong và thành công từ mô hình này như: Nguyễn Hữu Ánh, Hứa Ngọc Thám, Trần Văn Dự, Nguyễn Quốc Cuôl... đã đề xuất thành lập CLB, nhằm tạo điều kiện cho nông dân liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Tháng 8/2012, CLB Cánh đồng 200 triệu đồng/ha/năm ở Khóm 1, phường Tân Thành được thành lập, gồm 12 thành viên, với diện tích 20,4ha; chủ yếu là nuôi cá chình, cá bống tượng, trồng cây ăn trái và rau màu.

câu lạc bộ nuôi cá

Thành viên của câu lạc bộ hầu hết có thâm niên trên 10 năm nuôi cá, số hầm nuôi ngày càng được mở rộng, vì thế hộ nào cũng đầu tư máy cắt thức ăn và giải quyết việc làm cho lao động.

4 năm hoạt động, CLB có những chuyển biến khá rõ nét về quy mô, năng suất, chất lượng được nâng lên, được sự đồng tình hưởng ứng cao của cán bộ, hội viên, nông dân. Mỗi hội viên đều nêu cao ý thức phát triển kinh tế gia đình bằng việc khai thác hết tiềm năng, lợi thế, không để đất trống. Ngoài nuôi cá chình, cá bống tượng, các tổ viên còn tận dụng đất xung quanh bờ ao trồng cây ăn trái, rau màu để tăng thu nhập trong thời gian chờ thu hoạch cá. Năm 2014, diện tích nuôi cá chình 11,2ha, cá bống tượng 3ha, tổng sản lượng ước đạt trên 22 tấn, tổng nguồn thu từ trên 7,5 tỷ đồng, lãi gần 2,7 tỷ đồng. Riêng diện tích cây ăn trái, rau màu 6,2ha, lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình nuôi cá chình, bống tượng, trồng rau màu, cây ăn trái ngày càng đạt hiệu quả, minh chứng qua mức lợi nhuận hàng năm đều tăng: Năm 2012 đạt 200 triệu đồng/ha, năm 2013 là 233 triệu đồng/ha, năm 2014 lợi nhuận tăng lên 240 triệu đồng/ha.

xây dựng nhà
Nhiều ngôi nhà của thành viên được xây dựng khang trang, tạo sự sung túc cho ngoại thành.

Chủ tịch Hội Nông dân TP. Cà Mau, ông Phan Tấn Lực cho biết, xã Tân Thành và phường Tân Thành là hai địa phương có phong trào nuôi cá chình, bống tượng khá mạnh ở thành phố. Nông dân biết phát huy thế mạnh, khai thác tiềm năng, lợi thế để vực dậy kinh tế nông nghiệp vùng ngoại thành. Nơi đây đã xuất hiện mô hình điểm cánh đồng 50 triệu đồng/ha, tiến tới cánh đồng 100 - 200 triệu đồng/ha. Điểm nổi bật ở các CLB là nông dân thật sự đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.

Thông qua mô hình liên kết nhau trong sản xuất, CLB Cánh đồng 200 triệu đồng đã khai thác tốt tiềm năng nội lực; mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó xuất hiện ngày càng nhiều nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Năm 2014, 100% thành viên CLB đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

cây ăn trái
Diện tích cây ăn trái, rau màu 6,2ha, lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Cây trái sum suê, trĩu cành trên bờ ao nhà ông Nguyễn Hữu Ánh.

Một trong những người nuôi cá chình, cá bống tượng đầu tiên ở địa phương là ông Nguyễn Hữu Ánh. Ông là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền và năm nay được nhận Bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, và cũng là Chủ nhiệm CLB Cánh đồng 200 triệu đồng. Giải thích cho tên gọi của CLB, ông Ánh tính chi ly: “Trong vòng 1 năm, trên 1ha đất canh tác, mỗi hộ thành viên phải có thu nhập từ 200 triệu đồng trở lên mới đạt yêu cầu”. Qua hơn 4 năm hoạt động, CLB đã có những cách làm hiệu quả khi thống nhất kỹ thuật lấy nước, chọn mua cá giống và cách chăm sóc ao đầm... Riêng gia đình ông Ánh, chỉ có 3ha đất, tổng nguồn thu hơn 1 tỷ đồng/năm, từ 24 hầm cá chình, bống tượng và các loại rau màu, cây ăn trái trồng trên bờ ao.

Thành công trên lĩnh vực sản xuất, các thành viên CLB tham gia tốt công tác xã hội, Đền ơn đáp nghĩa, xóa nghèo ở địa phương. CLB đã giúp 4 hộ dân ngoài CLB tiền vốn để mua cá mồi, con giống, cây trồng, trị giá 26 triệu đồng. Mỗi thành viên nhận giúp đỡ từ 5 - 9 hộ gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật; đặc biệt là tận tình hướng dẫn kỹ thuật cho hơn 90 nông dân có nhu cầu về kỹ thuật nuôi cá, trồng rau màu…

Nhờ cách làm bài bản, hiệu quả, CLB Cánh đồng 200 triệu của nông dân Tân Thành trở thành “địa chỉ” thu hút nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến học tập, chia sẻ kinh nghiệm. CLB được UBND tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, UBND thành phố, Hội Nông dân thành phố tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

Báo Ảnh Đất Mũi, 19/10/2015
Đăng ngày 20/10/2015
Mộng Thường
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:18 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 14:18 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 14:18 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 14:18 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 14:18 26/11/2024
Some text some message..