Điện Biên: Tổng kết mô hình nuôi cá chạch đồng trong ao

Vừa qua, Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên vừa tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá mô hình trình diễn “Nuôi cá chạch đồng trong ao”.

mô hình cá chạch đồng

Mô hình được thực hiện bằng nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ sản xuất nông -  lâm nghiệp của tỉnh Điện Biên với tổng kinh phí thực hiện gần 278 triệu đồng.

Mô hình được triển khai tại 3 hộ thuộc xã Thanh Luông (huyện Điện Biên) và 1 hộ thuộc phường Him Lam (TP. Điện Biên Phủ) với số lượng 150.000 con giống/tổng diện tích 5.000 m2 ao. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 50% kinh phí mua con giống, thức ăn và tập huấn kỹ thuật nuôi cá chạch đồng trong ao. Các hộ dân tham gia được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chi tiết từ khâu chuẩn bị ao nuôi đến khi thu hoạch.

Theo đó, ao nuôi cần đáp ứng được các điều kiện như: gần nguồn nước sạch, không ô nhiễm để chủ động cấp nước sạch khi cần thiết, có lớp bùn dày từ 0,15 – 0,2m, khi nuôi nên thả bèo tây 1/3 mặt ao để tạo chỗ trú ẩn cho cá tránh nóng, tránh rét và làm sạch môi trường nước. Cá giống ban đầu có trọng lượng từ 1,5 – 2 g/con, mật độ thả từ 10 – 15 kg/100 m2 ao.

Cá chạch là loài ăn tạp, có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như: cám ngô, cám gạo, nhộng tằm, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn công nghiệp, cá tạp, ốc xay… Với tập tính chui rúc vào ban ngày và ăn chủ yếu vào ban đêm, vì thế, nên cho cá ăn vào chiều tối nhiều hơn.

Định kỳ hàng tháng bón phân chuồng, phân xanh từ 25 – 30 kg/100 m2 ao, tạo thức ăn tự nhiên cho cá, phân phải được ủ hoai với 1% vôi bột. Khoảng 20 – 30 ngày phải thay 30 – 50% lượng nước trong ao.

Do trong quá trình triển khai có 01 hộ bị ảnh hưởng của mưa lũ nên đã ảnh hưởng chung đến kết quả của mô hình. Tuy nhiên theo đánh giá sau 6 tháng triển khai kết quả cũng đạt được rất khả quan: Kích cở cá chạch thương phẩm đạt 92 %, trọng lượng cá chạch thương phẩm trung bình đạt 0,023 kg/con, sản lượng cá thu hoạch đạt 2.192 kg, năng suất cá đạt 4,4 tấn/ha/vụ nuôi. Trên thị trường hiện nay, 1 kg cá chạch thương phẩm có giá bán dao động từ 130.000 - 160.000 đồng/kg. Tính bình quân thu nhập gần 90 triệu/ha/vụ.

Mô hình đã cung cấp được một sản lượng cá chạch góp phần làm đa dạng sản phẩm thủy sản của tỉnh. Từ kết qua bước đầu của mô hình khẳng định loại cá chạch là đối tượng cá nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên ở địa phương. Mô hình triển khai không chỉ khai thác tối đa tiềm năng về diện tích mặt nước, nguồn thức ăn sẵn có và lao động tại địa phương, góp phần chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, mà còn mở hướng phát triển kinh tế mới cho các hộ nuôi trồng thủy sản trong tỉnh.

Khuyến Nông Việt Nam, 13/01/2016
Đăng ngày 13/01/2016
Nguyễn Chung - Trung tâm Khuyến nông Điện Biên
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 08:37 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 08:37 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 08:37 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:37 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 08:37 17/11/2024
Some text some message..