Diễn đàn biển xanh năm 2023: Kết nối cộng đồng yêu biển

Nhằm thúc đẩy các sáng kiến tăng cường quản lý hệ sinh thái và môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) đã phối hợp với các đối tác tổ chức sự kiện “Diễn đàn Biển Xanh 2023” vào ngày 9/5/2023 tại Hà Nội.  

Quang cảnh diễn đàn
Quang cảnh diễn đàn biển xanh năm 2023. Ảnh: MCD

Diễn đàn Biển Xanh 2023 được tổ chức với sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Thủy sản, Cục Biển và Hải đảo, Chi cục Thủy sản các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Định, Cà Mau, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Nam Định, UBND phường Trần Tế Xương (Nam Định), xã Nhơn Lý (Bình Định), xã Vạn Hưng (Khánh Hòa), BQL các khu di sản và bảo tồn – Vịnh Hạ Long, Khu BT biển Cù Lao Chàm. 

Bên cạnh đó, còn có Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Vườn Quốc Gia Cát Bà, các doanh nghiệp cộng đồng – HTX DLSTCĐ Giao Xuân, HTX Dịch vụ Du lịch Vạn Chài-Hạ Long, HTX du lịch Phù Long, các tổ chức quốc tế có đại diện tại Việt Nam –  IUCN, WWF, Oxfam, Care, ActionAid, các tổ chức Trung ương Hội như Hội KHKT Biển, Hội Nghề cá, Nghiệp đoàn nghề cá, các tổ chức đồng nghiệp trong nước – PanNature, SRD, CECR, ICAFISH, Vietnet-ICT.

Và các viện nghiên cứu, các trường đại học, các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực như quản lý tổng hợp vùng bờ, thể chế chính sách nông nghiệp nông thôn, khoa học xã hội, khoa học và công trình biển, thủy lợi, các tổ nhóm cộng đồng và một số đơn vị truyền thông môi trường.  

Toàn thể diễn đànToàn thể đại biểu tham dự Diễn đàn Biển xanh 2023. Ảnh: MCD 

Diễn đàn nhằm tạo cơ hội để các bên liên quan trao đổi các sáng kiến, những bài học thực tế và thảo luận định hướng hợp tác. Sự kiện cũng là cơ hội để đối tác và cộng đồng ghi nhận 20 năm tích cực hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững vùng ven biển Việt Nam của MCD. 

Tại Diễn đàn, các đại biểu thông qua câu chuyện cụ thể của MCD đã điểm lại chặng đường 20 năm cùng nhau xây dựng và thực hiện các sáng kiến hướng về biển cả đầy thử thách nhưng cũng nhiều thành công, lần lượt qua 4 giai đoạn gắn liền với 4 bài học của MCD: Khởi nghiệp, Phát triển, Điều chỉnh và Thích ứng.  

Nổi bật có thể kể đến các sáng kiến như kế thừa và phát triển mô hình địa phương tham gia quản lý nguồn lợi rạn san hô và rừng ngập mặn, được biết đến qua khái niệm quốc tế hay dùng “khu bảo tồn biển quy mô nhỏ do địa phương quản lý” (LMMA); giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; hỗ trợ cộng đồng thích ứng tốt hơn và tăng khả năng chống chịu trước các tác động của BĐKH; các sáng kiến nâng cao năng lực cho cộng đồng ven biển trong bảo vệ môi trường, nuôi trồng thủy sản bền vững, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản góp phần chống khai thác IUU, thúc đẩy các bên cùng tham gia đối tác phát triển bền vững sinh kế cộng đồng vùng ven biển; và đóng góp cho cải thiện chính sách trong các lĩnh vực liên quan. 

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Hữu Đảo, thành viên Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, Bình Định chia sẻ “Nhơn Lý chúng tôi là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Luật Thủy sản năm 2017, trong đó có sự hỗ trợ rất lớn từ hoạt động dự án của MCD.

Ông Nguyễn Hữu ĐảoÔng Nguyễn Hữu Đảo, thành viên Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Lý phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: ÁI TRINH

Từ đó, cộng đồng được nâng cao nhận thức, tình yêu môi trường và biển nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung ngày càng tăng lên. Hiện tại, tổ chức cộng đồng chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động dọn vệ sinh bãi biển, tuyên truyền bảo vệ rạn san hô và nguồn lợi thủy sản gắn với các hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại địa phương. Bà con tham gia Tổ chức cộng đồng vừa bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản, vừa phát triển sinh kế bền vững. 

Đó quả thực là điều tuyệt vời. Chúng tôi rất trân trọng những gì MCD đã làm cho cộng đồng trên cả nước, trong đó có Bình Định và mong muốn tiếp tục được đồng hành trong thời gian tới.

Trong bối cảnh nhiều biến động, thời gian tới MCD và các đối tác cam kết tiếp tục hợp tác, phát huy các bài học quý, lựa chọn các ưu tiên và luôn không ngừng cải thiện, thích ứng để hoạt động hiệu quả cao hơn, góp phần thực hiện các ưu tiên chiến lược về kinh tế biển xanh của Việt Nam và hội nhập khu vực, quốc tế. 

Sự kiện cũng là dịp để MCD thực hiện và phát huy vai trò kết nối đối tác và cộng đồng ven biển –  những cá nhân và tổ chức đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành- Tiên phong vì biển xanh!  

Đăng ngày 17/05/2023
Ái Trinh @ai-trinh
Tổng hợp

“Say đắm” trước vẻ đẹp của cánh đồng rong biển Ninh Thuận

Khi thủy triều xuống, cũng chính là lúc vẻ đẹp của cánh đồng rong biển tại Ninh Thuận hiện ra. Cả bãi biển rộng lớn đều phủ một màu xanh mướt của đám rêu xanh phủ đầy trên đá.

Cánh đồng rong biển Ninh Thuận
• 10:58 09/04/2024

Những loài cá biển nuôi làm cảnh

Nhiều người quan niệm cho rằng “Nuôi cá dưỡng tâm”, có thể do điều này mà nhiều gia đình luôn có hồ cá cảnh trong nhà. Bên canh nhiều loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến thì cá biển cũng trở nên thu hút không kém.

Cá cảnh
• 10:48 08/04/2024

Điểm danh một số loài cá nước ngọt phổ biến tại Việt Nam

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta

Cá nước ngọt
• 09:59 05/04/2024

Loài rắn biển cực độc cần nên tránh khi gặp phải

Loài rắn biển Belcher có thể khiến con người mất mạng chỉ với 1 vết cắn nhỏ. Vậy nên, khi đi biển, nếu vô tình gặp loài rắn này, bạn nên tránh càng xa càng tốt nhé!.

Rắn biển
• 10:07 03/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 06:19 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 06:19 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 06:19 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 06:19 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 06:19 20/04/2024