Diễn đàn định hướng phát triển mô hình nuôi tôm - lúa

Ngày 15-16/05 vừa qua, TTKN Quốc Gia phối hợp với Tổng cục Thủy sản tổ chức diễn đàn giải pháp xử lý môi trường sản xuất tôm lúa vùng ĐBSCL tại huyện An Biên tỉnh Kiên Giang.

Tham quan mô hình nuôi tôm lúa
Khách mời tham quan mô hình nuôi tôm lúa ở huyện An Minh, Kiên Giang. Ảnh: Tepbac

Diễn đàn với sự tham dự của nhiều đơn vị khuyến nông và nông dân tiêu biểu của các địa phương khu vực như Bến Tre, Cà Mau, Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… 

Diễn đàn bắt đầu bằng một buổi đi tham quan các mô hình nuôi tôm lúa của tỉnh Kiên Giang và một ngày tại hội trường chính ở huyện An Biên. Phát biểu khai mạc tại diễn đàn, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT đề cập đến tầm quan trọng và định hướng của mô hình tôm lúa ĐBSCL, tôm - lúa là mô hình sản xuất kết hợp giữa nuôi tôm và trồng lúa bao gồm cả luân canh và xen canh.  


Diễn đàn tôm lúa với khoảng 200 khách mời tham dự. Ảnh: Tepbac

Qua quá trình phát triển thì hiện nay ở ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi tôm lúa khác nhau như: Nuôi tôm lúa quảng canh, nuôi tôm lúa quảng canh cải tiến, nuôi tôm luân canh lúa,… Tùy thuộc vào mức độ ưu tiên và mật độ nuôi tôm để triển khai các mô hình kỹ thuật phù hợp.

Các loài tôm trong những mô hình này thường là tôm tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh. Trong đó tôm sú là loài tôm bản địa có khả năng thích ứng cao đã được áp dụng hiệu quả nhiều năm. 

Mô hình tôm lúa có nhiều ưu điểm nổi bật, được xem là mô hình sản xuất bền vững tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường và người tiêu dùng. Việc luân canh giúp rủi ro dịch bệnh thấp, điều kiện môi trường được tái tạo, ít sử dụng thuốc và hạn chế sử dụng hóa chất so với mô hình độc canh truyền thống.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản cả nước giai đoạn 2000-2006 diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản là 310 ngàn ha (82,4% tổng diện tích chuyển đổi của cả nước).

Đến năm 2021 diện tích nuôi tôm lúa đạt 207 ngàn ha (chiếm 29,6% tổng diện tích nuôi tôm ĐBSCL) sản lượng tôm đạt 128 ngàn tấn.

Điểm quan trọng trong mô hình nuôi tôm – lúa để đạt năng suất là chọn giống lúa chịu mặn. Viện lúa ĐBSCL giới thiệu nhiều loại giống lúa chịu mặn phù hợp với mô hình với khả năng chịu mặn cao.

diễn đàn
Cơ quan chức năng trao đổi thao luận kiến nghị giải pháp. Ảnh: Tepbac

Thông qua diễn đàn, TTKN Quốc gia đã đề xuất ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ những mô hình này trong thời gian tới, như: Các giải pháp về xây dựng mô hình, Giải pháp truyền thông, Giải pháp đào tạo, Giải pháp tư vấn hợp tác.

Đây được xem là mô hình canh tác “thông minh” theo hướng hữu cơ thích ứng biến đổi khí hậu.

Tepbac
Đăng ngày 16/05/2022
Admin @admin
Nuôi trồng

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:41 03/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 05:24 07/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 05:24 07/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 05:24 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 05:24 07/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 05:24 07/10/2024
Some text some message..