Diệt cá tạp trong ao đúng cách

Trong quá trình cải tạo, một số loài cá tạp không mong muốn vẫn xuất hiện ở ao. Chúng xâm nhập bằng nhiều cách thức khác nhau và mang lại ảnh hưởng xấu đến chất lượng tôm khi thả giống.

Cá tạp
Những loài cá tạp cạnh tranh trực tiếp với tôm trong ao

Lý do tại sao nên diệt cá tạp trong ao nuôi

Cá tạp có thể mang các vi khuẩn, mầm bệnh nguy hiểm gây hại cho tôm, nếu không tiêu diệt thì rất có khả năng tôm bị mắc các chứng bệnh EMS, đầu vàng, đốm trắng,… trong quá trình nuôi.

Ngoài ra, các loài cá tạp xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ cạnh tranh môi trường sống với tôm thẻ chân trắng. Theo thời gian nếu tỷ lệ các loài tạp này cao hơn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, tôm nuôi của bà con sẽ bị còi cọc, chậm phát triển vì thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Khi các loài các tạp sinh sống cùng tôm, chúng sẽ ăn mất tôm, làm hao hụt số lượng tôm có trong ao.

Đối với ao nuôi chưa thả giống

Ao nuôi cần phải được cải tạo kỹ lưỡng trước khi thả giống, bón vôi và phơi đáy ao để tiêu diệt các loại giáp xác, cá tạp còn xót lại trong ao.

Khi cấp nước vào ao nên sử dụng túi lọc để ngăn bớt các con nhỏ, ấu trùng của các loại cá tạp xâm nhập vào ao.

Bà con cho chạy quạt nước từ 3-5 ngày, đây là thời gian thích hợp để trứng, ấu trùng nở rồi bắt đầu dùng thuốc Chlorine với liều lượng 25-30 ppm để diệt giáp xác, cá tạp… hiệu quả

Sau đó nên tiếp tục chạy quạt từ 10-12 ngày để lượng Clo trong ao giảm. Nên sử dụng men vi sinh để gây màu nước và cân bằng tảo hiệu quả. Đồng thời sản phẩm còn giúp ức chế các vi sinh vật gây bệnh, làm sạch nước ao nuôi đồng thời giúp giảm hình thành khí độc trong nước.

Đối với ao nuôi đã thả giống

Khi đã thả tôm vào ao không nên sử dụng Chlorine vì hóa chất có hoạt tính mạnh có nguy cơ diệt cả tôm.

Sau khi đã cho tôm vào ao và bắt đầu nuôi, có thể sử dụng bột bã trà (Saponin) giúp ức chế hô hấp các loài động vật máu đỏ sống dưới nước. Tôm thẻ là loài máu xanh nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi Saponin. Thông thường chất này dùng để diệt cá tạp không dùng để diệt các loài giáp xác.

Một số loại dùng diệt cá tạp phổ biến hiện nay

Saponine 

Saponin (Bột bã trà) còn gọi là saponoid là một glycoside tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật. Saponin cũng có trong một số động vật như hải sâm, cá sao.

SaponinSaponin (bột bã trà). Ảnh: vinaplaza.vn

Saponin có nhiều nhất trong bã hạt trà, được chiết xuất từ hạt Camellia sp. Saponin được dùng để diệt cá tạp trong các ao nuôi tôm, vì nó là chất độc đối với cá nhưng không gây tác hại trên các loài giáp xác (tôm).

Khi dùng các chất này để diệt cá, người nuôi lưu ý tới độ mặn của nước ao nuôi vì đây là yếu tố quyết định tới tính chất của rotenon và saponin, khi độ mặn của nước ao nuôi càng lớn thì mức độ tác dụng của saponin càng lớn còn của rotenon càng giảm.

Clorine

Chlorine thường được dùng với mục đích chính là khử nhằm tiêu diệt hay làm bất hoạt các vi sinh vật trong nước. Nhưng với liều lượng cao, chlorine có thể diệt cá tạp hay giáp xác trong ao nuôi.

Khi sử dụng hóa chất Chlorine diệt khuẩn cần lưu ý vào chỉ số pH và hàm lượng vật chất lơ lửng có trong ao để phát huy hết tác dụng của chlorine.

Hiệu quả sử dụng giảm khi pH cao, khi đáy ao và nguồn nước có nhiều chất hữu cơ sẽ xảy ra phản ứng phụ, sinh ra chất độc cho tảo nên khó gây màu nước.

Sau khi sử dụng Chlorine nên chạy quạt để giảm hàm lượng Clo trong ao thời gian từ 10-12 ngày  thì mới sử dụng các sản phẩm khác tiếp tục.

Rotenon

Dây thuốc cá (Derris elliptica) được trồng nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh... để lấy rễ. Rễ có thể phơi khô chế thành dạng bột để sử dụng. Rễ dây thuốc cá chứa hoạt chất chính là Rotenon, có tác dụng độc với cá và côn trùng nên thường được dùng để làm cho cá bị say để dễ bắt. Tuy nhiên ít độc hơn với loài giáp xác.

Dây thuốc cáRễ dây thuốc cá có tác dụng độc với cá và côn trùng nên thường được dùng để làm cho cá bị say để dễ bắt. Ảnh: redsvn.net

Người ta giã nát hay băm nhỏ rễ dây thuốc cá sau đó ngâm vào nước ao, hồ, sông, suối để thuốc cá, cá bị ngộ độc sẽ nổi lên. Dây thuốc cá còn được dùng để diệt sâu bọ, côn trùng, trừ sâu dùng trong cây trồng nông nghiệp. Theo kinh nghiệm dân gian, nước sắc hoặc nước ngâm rễ dây thuốc cá có tác dụng sát khuẩn, ghẻ lở cho súc vật.

Khi sử dụng dây thuốc cá để diệt cá tạp thì cần lưu ý là hoạt chất Rotenon càng mất hoạt tính khi độ mặn càng cao. Vì vậy, đối với các vùng nước ngọt hoặc có độ mặn dưới 10 phần ngàn thì dùng dây thuốc cá. Còn khi độ mặn trên 10 phần ngàn thì nên sử dụng bã trà (Saponine), vì hoạt tính của saponine tăng khi độ mặn tăng.

Tóm lại, khi các loài cá tạp đã xâm nhập vào ao thì rất khó để diệt triệt để mà không thể nào tránh khỏi việc ảnh hưởng tôm. Vì vậy, khi cải tạo ao bà con phải thật kỹ, cẩn thận và đúng cách. Nên sử dụng đúng các loại hóa chất, cây thuốc diệt cá đúng mục đích, liều lượng vừa phải và đặc biệt không sử dụng các loại hóa chất không rõ nguồn gốc hoặc theo truyền miệng.

Đăng ngày 04/01/2024
Thuần Phạm @thuan-pham
Kỹ thuật

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 08:00 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 08:00 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 14:12 26/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 01:46 30/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 01:46 30/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 01:46 30/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 01:46 30/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 01:46 30/04/2024