Điêu đứng vì ốc hương chết

Hiện người nuôi ốc hương ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) điêu đứng vì ốc hương liên tục chết. Theo người dân, tình trạng ốc hương chết rải rác diễn ra khoảng vài tháng nay và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chững lại.

Điêu đứng vì ốc hương chết
Vỏ ốc hương bị chết vứt ven vùng nuôi xã Vạn Hưng.

Anh Mai Văn Trung, một người nuôi ốc ở thôn Xuân Đông, cho biết, ban đầu chỉ vài hộ nuôi ở thôn Đông có ốc bị chết lai rai, sau đó lan rộng ra cả vùng nuôi, với tỷ lệ chết trung bình từ 20-30%. Hầu hết ốc chết có biểu hiện đơ mày, sưng vòi. Như gia đình anh Trung hiện có 2 ao nuôi ốc hương, trong đó 1 ao 5.000 thả 2 triệu giống, còn ao 3.000 m2 thả 1,5 triệu giống. Đến nay ốc nuôi được 5- 6 tháng tuổi. Tuy nhiên ốc nuôi được đến tháng thứ 4 liên tục chết lai rai, mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp điều trị.

“Bây giờ không biết dưới ao còn bao nhiêu ốc nữa, nhưng tôi nghĩ hao hụt phải từ 30-40% rồi. Thông thường ốc nuôi khoảng 6 tháng là thu hoạch. Tuy nhiên năm nay bệnh trong vùng tràn lan, nên gia đình hạn chế lấy nước ra vào và cho ăn ít nên ốc chậm lớn. Với giá ốc hương giảm mạnh chỉ còn 130 ngàn đồng/kg, thì thu hoạch khó mà có lãi”, anh Trung chia sẻ.

Còn anh Nguyễn Minh Diện, cũng nuôi ốc ở Vạn Hưng, cho biết thêm, không chỉ vài tháng nay việc nuôi ốc hương bị hao hụt vì ốc chết, mà từ sau cơn bão số 12 việc nuôi ốc hương đã không còn thuận lợi. Với tỷ lệ người nuôi ốc hương thành công đạt thấp, hầu hết hao hụt từ 20-30%, thậm chí đến 50% và mất trắng. Trong khi chi phí đầu tư nuôi ốc hương rất lớn, cụ thể với 3.000m2, thả 2 triệu giống, từ khi nuôi đến thu hoạch mất gần 1 tỷ đồng.

Không chỉ sản lượng ốc hương bị hao hụt, giá ốc thương phẩm còn xuống thấp ở mức 130 ngàn/kg, giảm 50-70 ngàn/kg so với đầu năm.

“Hiện người nuôi cũng không rõ nguyên nhân gì, có phải do thời tiết hay nguồn nước bị ô nhiễm hay chất lượng con giống không đảm bảo. Vài năm gần đây nghề nuôi ốc hương tại Vạn Hưng cứ co hẹp dần”, anh Diện chia sẻ. Chủ tịch Hội Nông dân xã này cũng xác nhận, việc nuôi ốc hương gần đây rất hay bị dịch bệnh, nhiều ao nuôi đã ngừng thả và chuyển sang đối tượng nuôi khác. Được biết, hiện tại thôn Xuân Đông có khoảng 70 ha ao nuôi ốc hương.

Vừa qua, sau khi nhận được thông tin ốc chết từ thú ý xã Vạn Hưng, trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vạn Ninh đã phối hợp cán bộ lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân. Kết quả, phát hiện trong mẫu nước ao nuôi ốc hương có số lượng vi khuẩn Vibrio sp. từ 7,0 x 101 đến 2,2 x 102 (CFU/Ml) và số lượng vi khuẩn Vibrio alginolyticus từ 1,2 x 101 đến 1,8 x 102 (CFU/mL). Bên cạnh đó còn phát hiện trùng long, ấu trùng sán lá với mật độ và giun tròn từ 1-6 con/mẫu.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa, việc người nuôi sử dụng thức ăn tươi cho ốc hương gây hiện tượng nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng cao. Bên cạnh đó, người nuôi không theo dõi quản lý được các yếu tố môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, việc không thường xuyên thay nước và đưa vào ngay hệ thống mương cấp thoát nước chung. Đây là nơi tích tụ và là nguy cơ gây bệnh cho các ao nuôi; khi xảy ra dịch bệnh sẽ lây nhanh chóng trong vùng nuôi.

Lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, cung cấp thức ăn cho ốc vừa đủ và không cho ăn thừa. Mật độ nuôi khuyến cáo 300 con/m2. Độ mặn thích hợp cho ốc hương lớn hơn 26%o. Nên sau khi có mưa lớn, độ mặn tầng mặt giảm giảm đáng kể, cần hút bớt nước tầng mặt và bổ sung nước mặn, đánh khoáng, quạt nước liên tục, để tránh phân tầng gây sốc cho ốc hương…

Thu hoạch ốc hương.
Thu hoạch ốc hương.

Về cách trị bệnh sưng vòi, người nuôi cần thay nước 30% mỗi ngày trong vòng 3 ngày liên tục. Sử dụng thuốc thú y thủy sản có chứa thành phần 1 trong các loại: Doxycyclin, Flophenicol (liều lượng trong khuyến cáo nhà sản xuất), trộn thuốc cho ốc ăn từ 5-7 ngày liên tục, giảm lượng thức ăn từ 1/3 cho đến 1/2.

Sau đó sử dụng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường nước ao nuôi cũng như dùng nhóm chế phẩm sinh học cho ăn, để hỗ trợ tiêu hóa cho ốc. Trong trường hợp ốc chết nhiều, báo ngay cho cơ quan chuyên môn để có những hỗ trợ giúp người nuôi giảm thiệt hại đến mức thấp nhất

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 03/10/2019
KIM SƠ
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 14:16 20/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 10:16 16/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 20:35 21/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 20:35 21/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 20:35 21/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 20:35 21/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 20:35 21/06/2025
Some text some message..