Định danh được bốn chủng vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) ở các trại nuôi tôm khu vực Mỹ Latinh

Đây là công bố đầu tiên về các chủng vi khuẩn khác gây bệnh AHPND trên tôm mà không phải do V. parahaemolyticus gây ra.

Thêm chủng khuẩn mới gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm
Thêm chủng khuẩn mới gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm

Cập nhật tình hình EMS: Báo cáo đầu tiên về chủng gây bệnh Vibrio campbellii

AHPND là một bệnh nguy hiểm ở tôm nuôi trên thế giới, nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền công nghiệp nuôi trồng thủy sản ở nhiều quốc gia khu vực Châu Á và Mỹ Latinh.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND), hay thường gọi là Hội chứng chết sớm (EMS), là bệnh rất nghiêm trọng đối với tôm nuôi. Bệnh này làm rối loạn chức năng gan của tôm và gây nhiễm Vibrio thứ cấp, có thể dẫn đến tỷ lệ chết 100% ở giai đoạn tôm non.

Bệnh bắt đầu ở Trung Quốc vào năm 2010 và hiện đang lây lan đến các cơ sở nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippine, Mexico và nhiều nước Mỹ Latinh. Thiệt hại từ EMS đã được ước tính vượt quá 01 tỷ/năm.

Các tài liệu cho rằng AHPND được gây ra bởi một chủng duy nhất của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, một loại vi khuẩn phát triển mạnh khi có nhiều thức ăn thừa và bùn hữu cơ ở đáy ao nuôi. AHPND lây lan theo chiều ngang, từ tôm bệnh sang tôm khỏe mạnh và lây theo chiều dọc, từ tôm bố mẹ sang trứng. Đây là công bố đầu tiên về một chủng vi khuẩn mới có khả năng gây bệnh AHPND trên tôm nuôi mà không phải là do chủng Vibrio parahaemolyticus gây ra.

Phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh AHPND

Bốn chủng vi khuẩn (16-902/1, 16-903/1, 16-904/1 và 16-905/1) được phân lập từ dạ dày của tôm bệnh hoặc mẫu bùn đáy từ các trang trại nuôi tôm bị nhiễm AHPND ở các nước khu vực Mỹ Latinh trong năm 2016.

Vi khuẩn được định danh bằng phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA và phân tích PCR Vibrio đặc hiệu, với gen mục tiêu là hly. Vi khuẩn được nuôi tăng sinh trên môi trường TSB+ (bổ sung 2% NaCl), ủ ở nhiệt độ 28 - 29oC, lắc 100 vòng/phút, vi khuẩn được kiểm tra bằng phương pháp PCR với các cặp mồi đặc hiệu của AHPND là pirABvp.

Kết quả xét nghiệm cho thấy cả 4 chủng này được định danh là V. Campbellii và chúng đều có các gen pirAvp và gen pirBvp (Bảng 1).

Sinh trắc học khả năng gây bệnh AHPND

Một chủng vi khuẩn đại diện cho V. campbellii (16-904/1) được chọn lựa để xác định khả năng gây bệnh trên tôm bằng phương pháp gây cảm nhiễm. Tôm thí nghiệm được bố trí trong 03 bể, 90 lít/bể, sử dụng nước biển nhân tạo có độ mặn là 25‰, ở 28oC và không mang mầm bệnh đặc trưng (SPF). Mật độ 20 con/bể, trọng lượng trung bình 2,0 g/con.

Tôm được gây cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm trong nước với mật độ vi khuẩn là 2 x 105 CFU/ml. Tỷ lệ tôm chết được ghi nhận sau mỗi 12 giờ. Chủng vi khuẩn gây bệnh AHPND phân lập tại Việt Nam năm 2013 là V. parahaemolyticus, 13-028/A3 được sử dụng làm đối chứng dương.

Trong quá trình thí nghiệm, không có tôm chết ở nghiệm thức đối chứng âm sau 05 ngày. Tuy nhiên, ở nghiệm thức sử dụng chủng vi khuẩn V. campbellii (16-904/1) có tỷ lệ tôm chết 100% chỉ sau 2 ngày, tương tự như nghiệm thức đối chứng dương (Bảng 1).

Bảng 1: Kết quả nghiên cứu trên các chủng vi khuẩn gây bệnh EMS/AHPND

Chủng

Nguồn gốc (năm)

VpPirAB

(a)

Khả năng

gây bệnh (b)

AHPND V. campbellii 16-902/1

Mỹ Latinh (2016)

(+)

Không xác định

AHPND V. campbellii 16-903/1

Mỹ Latinh (2016)

(+)

Không xác định

AHPND V. campbellii 16-904/1

Mỹ Latinh (2016)

(+)

Có

AHPND V. campbellii 16-905/1

Mỹ Latinh (2016)

(+)

Không xác định

AHPND V. Parahaemolyticus 13-028/A3

Việt Nam (2013)

(+)

Có

(a): Pos: Dương tính với phản ứng PCR với gen mục tiêu là pirABvp; (b) AHPND pathogenicity: Gây bệnh AHPND được xác định bằng phương pháp gây cảm nhiễm và/hoặc mô bệnh học.

Phân tích mô bệnh học

Kết quả phân tích mô bệnh học trên tôm sau khi gây cảm nhiễm được trình bày qua các hình dưới đây.

mô bệnh học vibrio campbellii

Hình A: Đối chứng âm, gan tụy bình thường không có dấu hiệu tổn thương do bệnh.
Hình E & F: Tôm gây cảm nhiễm bởi vi khuẩn V. campbellii cho thấy dấu hiệu hoại tử và bong tróc biểu mô ống lượn gan tụy.
Hình G & H: Đối chứng dương với vi khuẩn gây bệnh AHPND phân lập tại Việt Nam, cho thấy các dấu hiệu tổn thương gan tụy tương tự như chủng vi khuẩn V. campbellii gây cảm nhiễm.

Nhận định

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 4 chủng vi khuẩn V. campbellii trên chứa các gen pirABvp có khả năng gây bệnh AHPND trên tôm. Đây là công bố đầu tiên về các chủng vi khuẩn khác gây bệnh AHPND trên tôm mà không phải do V. parahaemolyticus gây ra. Những kết quả này khẳng định gen pirABvp chịu trách nhiệm trong việc quyết định độc tính của vi khuẩn gây bệnh AHPND và cũng chỉ ra rằng chúng có thể lan truyền theo chiều ngang giữa các loài vi khuẩn (từ V. parahaemolyticus sang V. campbellii) trong các ao nuôi tôm.

Theo GAA
Đăng ngày 09/02/2017
Đào Minh
Kỹ thuật

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 09:49 13/01/2025

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 07:47 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:47 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 07:47 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 07:47 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 07:47 14/01/2025
Some text some message..