Định hướng dòng vốn tín dụng ưu tiên đầu tư ngành cá tra

Cá tra được xác định là một trong những sản phẩm quốc gia chiến lược của Việt Nam với nhiều chính sách hỗ trợ phát triển. Thời gian qua, dù sản xuất và tiêu thụ cá tra còn gặp nhiều khó khăn như: dịch bệnh, chi phí đầu vào nuôi tăng, người nuôi thua lỗ, thị trường xuất gặp khó, giá xuất khẩu giảm, các rào cản thuế quan và phi thuế quan… Tuy nhiên, ngành Ngân hàng khẳng định tiếp tục định hướng dòng vốn tín dụng tập trung ưu tiên đầu tư đối với ngành cá tra.

tín dụng cá tra
Ngành Ngân hàng khẳng định tiếp tục định hướng dòng vốn tín dụng tập trung ưu tiên đầu tư đối với ngành cá tra (ảnh chụp xã Phú Phong, huyện Châu Thành, Tiền Giang)

Được ưu đãi bởi những điều kiện thiên nhiên thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được coi là vùng trọng điểm sản xuất và chế biến cá tra của cả nước. Đến cuối năm 2014, diện tích nuôi cá tra khu vực ĐBSCL ước đạt 5.500 ha, sản lượng 1.116 ngàn tấn. Trong đó, các tỉnh có diện tích nuôi và sản lượng cao như Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long (chiếm khoảng 85% tổng diện tích và sản lượng cá tra của ĐBSCL). Nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra đã trở thành ngành kinh tế chiến lược, thu hút trên 200.000 lao động, hơn 70 cơ sở chế biến phi lê cá tra đông lạnh, xuất khẩu cá tra đạt khoảng 1.768 triệu USD, đóng góp lớn cho phát triển ngành thuỷ sản.

Về tổng quan có thể nói ngành hàng cá tra khá hấp dẫn do có mức sinh lời cao nhưng đánh đổi là những người tham gia chuỗi giá trị cá tra phải chịu những rủi ro rất lớn do giá cả đầu vào và đầu ra biến động lớn, đặc biệt là các hộ nuôi. Bên cạnh đó, ngành cá tra luôn bị đe dọa bởi ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và dịch bệnh trong khi công tác quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp chưa hiệu quả. Để tháo gỡ khó khăn trên, cần phải tổ chức lại sản xuất ngành cá tra theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị gia tăng. Trong đó, phải kể đến vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng nhằm khuyến khích đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển liên kết, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để phát triển bền vững ngành cá tra Việt Nam.

Nhiều chính sách tín dụng cho cá tra

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của ngành cá tra, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói chung và doanh nghiệp, hộ nông dân nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra nói riêng có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể:

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động cân đối nguồn vốn để đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời NHNN có chính sách hỗ trợ về nguồn vốn như ưu tiên trong tái cấp vốn và thực hiện giảm dự trữ bắt buộc đối với các TCTD có tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn từ 40% trở lên. Chỉ đạo các TCTD thực hiện miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tăng cường cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, kéo dài thời hạn thực hiện quy định cho phép các TCTD được cho vay bằng ngoại tệ đối với một số nhu cầu vốn, lĩnh vực ưu tiên…

Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có mặt hàng cá tra (hiện lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên tối đa là 7%/năm, thấp hơn lãi suất cho vay các lĩnh vực thông thường khác từ 1 - 2%/năm). Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai tích cực Chương trình kết nối giữa ngân hàng - doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc để trao đổi, nắm bắt thông tin và kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Bên cạnh các chính sách chung, NHNN đã phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ cho sản phẩm cá tra của khu vực ĐBSCL như: Chỉ đạo 5 NHTM nhà nước tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ đối với chăn nuôi, thủy sản theo văn bản số 1149/TTg-KTN ngày 8/8/2012 và Thông báo số 418/TB-VPCP ngày 21/12/2012 cho phép lĩnh vực nuôi cá tra và tôm được hưởng chính sách tín dụng như: khách hàng gặp khó khăn được giãn nợ 24 tháng và được vay mới với lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND hiện nay là 7%/năm để tiếp tục sản xuất vượt qua khó khăn.

Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 16/4/2014 về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra nhằm tháo gỡ khó khăn cho hộ dân, chủ trang trại, HTX gặp khó khăn trong sản xuất, không trả được nợ ngân hàng do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng. Theo đó, các hộ gia đình, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra được thực hiện cơ cấu lại nợ tối đa 36 tháng (bao gồm cả thời gian giãn nợ theo Văn bản 1149/TTg-KTN nêu trên). Những trường hợp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh...) sẽ được khoanh nợ tối đa 03 năm, đồng thời tiếp tục được cho vay mới để phục hồi sản xuất.

Nhằm khuyến khích mô hình sản xuất liên kết quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phục vụ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 899/QĐ-TTg, NHNN đã phối hợp với Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 1050/QĐ-NHNN về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp đối với các mô hình liên kết, mô hình áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình liên kết sản xuất các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu theo Nghị quyết 14/NQ-CP 05/3/2014 của Chính phủ, trong đó quy định một số cơ chế tín dụng đặc thù như: lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thị trường khoảng 1%-1,5%/năm, NHTM có thể xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo trên cơ sở kiểm soát được dòng tiền trong trường hợp khách hàng vay không đủ tài sản đảm bảo.

Ban hành Thông tư 13/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014 hướng dẫn cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất trong năm thứ 3; được hưởng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển khi mua máy, thiết bị sản xuất giống, nuôi, thu hoạch, xử lý phế và phụ phẩm sau chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch, giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Gần đây nhất, trước những yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi phải hoàn thiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phục vụ cho đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, NHNN đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 (thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP). Đồng thời, NHNN cũng ban hành Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 55. Đây là hệ thống các chính sách đồng bộ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng mạnh dạn đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tín dụng ưu tiên đầu tư cho cá tra

Với nỗ lực của toàn ngành ngân hàng, dư nợ cho vay đối với ngành cá tra đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân trên địa bàn các tỉnh khu vực ĐBSCL. Dư nợ cho vay nuôi, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá tra tăng đều qua các năm với tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 15% và chiếm khoảng 45% tổng dư nợ cho vay thủy sản cả nước. Đến 30/6/2015, dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt khoảng 25.500 tỷ đồng, tăng 6,25% so với cuối năm 2014. Những tỉnh, thành phố có dư nợ cho vay nuôi, thu mua chế biến cá tra lớn là Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Ông Võ Minh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) cho biết, trong thời gian tới, NHNN tiếp tục định hướng dòng vốn tín dụng tập trung ưu tiên đầu tư đối với ngành cá tra. Cụ thể, tiếp tục chỉ đạo các TCTD ưu tiên đầu tư tín dụng phục vụ nuôi trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá tra; Tiếp tục triển khai các chính sách tín dụng đặc thù đối với lĩnh vực cá tra như: Văn bản số 1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về cho vay mới và gia hạn nợ đối với thịt lợn, thịt gia cầm, tôm và cá tra; Quyết định số 540/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người nuôi tôm và cá tra...

Tiếp tục triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo mô hình liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao và liên kết chuỗi sản xuất xuất khẩu; Chỉ đạo các TCTD tích cực triển khai Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 (thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, tập trung vào các giải pháp đột phá phục vụ quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg.

Báo Công Thương, 11/08/2015
Đăng ngày 12/08/2015
Thành Công
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 04:36 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 04:36 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 04:36 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 04:36 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 04:36 19/11/2024
Some text some message..