Độ hòa tan của thức ăn quan trọng như thế nào?

Để đánh giá nhanh chất lượng thức ăn tôm tốt nhất, bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, việc hiểu rõ về độ hòa tan của thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi độ hòa tan của thức ăn cho tôm quan trọng như thế nào? và yếu tố nào giúp đánh giá độ hoàn tan của thức ăn.

Thức ăn viên
Độ hòa tan thích hợp của thức ăn cho tôm giúp tôm dễ dàng tiêu thụ và tránh lãng phí.

Tầm quan trọng của độ hòa tan trong thức ăn tôm 

Đối với thức ăn dành cho tôm nuôi việc duy trì độ hòa tan thích hợp giúp ngăn chặn sự giảm chất lượng, mất chất dinh dưỡng và tránh lãng phí thức ăn nhanh chóng sau khi thức ăn tiếp xúc với nước. 

Ngoài ra, độ hòa tan của thức ăn cần phải duy trì tính toàn vẹn về chất lượng đủ lâu để các con tôm có thể phát hiện và tiêu thụ nó. Và thời gian này thường rất ngắn, chỉ từ 1-2 giờ. Yếu tố này phụ thuộc vào sự hấp dẫn, khả năng kết dính và thành phần của công thức. Thức ăn không ổn định sẽ dẫn đến việc không tiêu thụ hết, gây lãng phí thức ăn và tăng lượng chất hữu cơ trong ao nuôi và nước thải, làm tăng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và giảm hiệu quả kinh tế. 

Các yếu tố giúp đánh giá độ hòa tan của thức ăn tôm 

Chất kết dính 

Trong thức ăn dành cho động vật thủy sản, đặc biệt là đối với thức ăn cho tôm, sự ổn định là yếu tố cực kỳ quan trọng. Thức ăn tôm thường là loại thức ăn chìm, đòi hỏi độ kết dính cao hơn và khả năng tan vào nước chậm hơn. Vì vậy, việc sử dụng chất kết dính là không thể thiếu để đảm bảo thức ăn duy trì được sự ổn định trong môi trường nước. 

Chất kết dính đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường độ kết dính của thức ăn, giảm thiểu sự mất mát chất dinh dưỡng, tăng độ bền của thức ăn khi tiếp xúc với nước, và giúp giảm bụi trong quá trình chế biến. Trong số các chất kết dính phổ biến được sử dụng trong thức ăn cho tôm, có nhóm từ tảo biển như agar, aginate; nhóm từ thực vật như tinh bột, hemicelluloses, carboxymethyl; nhóm từ động vật như gelatin, collagen, chitosan; cùng nhóm vô cơ như bentonite, cùng với các chất tổng hợp như urea formaldehyde. 

Tôm thẻ chân trắngTôm thẻ chân trắng cần lượng thức ăn phù hợp, không ô nhiễm

Trong số đó, gelatin và gluten từ lúa mì thường được ưa chuộng vì khả năng dễ tiêu hóa và cung cấp thêm protein cho tôm. Cần lưu ý rằng, hàm lượng chất kết dính cần được điều chỉnh phù hợp với thành phần nguyên liệu và quy trình chế biến thức ăn.

Chất tạo mùi 

Hay còn được gọi là chất dẫn dụ, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm. Trong môi trường nước, chất dẫn dụ phải có khả năng hòa tan để tôm và cá có thể cảm nhận và tìm kiếm thức ăn. Đặc tính hòa tan của chất dẫn dụ càng cao, với trọng lượng phân tử càng nhỏ, thì khả năng kích thích ăn của tôm nuôi càng tốt. Chất tạo mùi thường không bay hơi, có trọng lượng phân tử nhỏ và dễ tan trong nước, đồng thời có độ bền với nhiệt.

Trong các nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho tôm, tự nhiên đã cung cấp một số chất dẫn dụ. Hàm lượng chất dẫn dụ thường dao động từ 1 đến 5% tùy thuộc vào loại nguyên liệu. Ví dụ, giáp xác và bột nhuyễn thể thường chứa khoảng 50 g/kg thức ăn là chất dẫn dụ hấp dẫn. Các sản phẩm khác như bột cua, bột đầu tôm, và bột vỏ tôm thường được bổ sung vào thức ăn với tỷ lệ khoảng 3 đến 5% làm chất dẫn dụ. Bột mực và dầu nhuyễn thể được xem là các chất dẫn dụ tốt để bổ sung vào thức ăn cho tôm, vì chúng chứa axit amin và axit béo dễ hấp thụ, được coi là kích thích tăng trưởng cho tôm.

Ngoài các chất dẫn dụ tự nhiên, thức ăn cho tôm cũng có thể bổ sung các chất dẫn dụ nhân tạo như các axit amin tự do hoặc một số phân tử peptide như betane để tăng cường hấp thụ dinh dưỡng cho tôm nuôi.

Đăng ngày 05/05/2024
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 06:03 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 06:03 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:03 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 06:03 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 06:03 09/11/2024
Some text some message..