Đổ nợ vì cá tra

Cũng như con tôm, nhiều đại gia nuôi cá tra ở ĐBSCL đã và đang lâm cảnh nợ nần, không ít người phải tha phương làm thuê kiếm sống.

làng bè
Làng nuôi cá bè ở An Giang lúc hưng thịnh

Ở ĐBSCL, cùng với lúa gạo, cá tra có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD/năm. Tuy nhiên, vài năm gần đây, người nuôi loại cá này phải đương đầu với nhiều khó khăn và gần như kiệt sức.

Cả ngàn bè cá xơ xác

Năm 2000, thời cực thịnh, khu làng nổi trên sông ở TP Châu Đốc, tỉnh An Giang có hơn 3.000 bè nuôi cá tra và ba sa. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó, khi cá tra nuôi ao hầm có nhiều ưu thế, cả ngàn bè cá ở đây trở nên xác xơ.

Lúc đó, nhiều vườn cây ăn trái sum sê ven sông ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ lần lượt bị “hạ gục”, nhường chỗ cho cá tra. Phong trào đào ao nuôi loại cá da trơn này khiến cho giá đất sốt từng ngày, có lúc từ 15 triệu đồng/1.000 m2 vọt lên 30 triệu rồi 70 triệu đồng. Những người nuôi cá tra trong giai đoạn này đã phất lên như diều gặp gió.

Lúc đó, ông Lê Văn Sền - ngụ xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - được xếp vào hàng đại gia nhờ mỗi năm thu được tiền tỉ từ 3 ao cá tra. Thế nhưng, mới đây, ngồi trầm ngâm trong căn nhà sàn bằng gỗ, ông Sền buồn rầu: “Tôi có được căn nhà này và mấy chục công đất là nhờ con cá tra. Bây giờ, gia đình tôi phải chịu cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất vì bị tư thương quỵt tiền mua cá”.

Theo ông Sền, từ năm 2003 đến 2007, việc người nuôi cá tra kiếm bạc tỉ dễ như trở bàn tay. Lúc đó, dù không biết nghề nhưng nhiều người vẫn ùn ùn nuôi dẫn đến dư thừa cá. Ngoài việc lỗ do giá cả thất thường, người nuôi còn bị cò ép giá, gian thương quỵt tiền mua cá. Tại An Giang, đã có nhiều đơn tố cáo bọn lừa đảo chiếm đoạt tiền mua cá nhưng cơ quan chức năng chẳng giải quyết được gì. Ông Sền cũng bất lực khi bị chiếm đoạt hơn 1,4 tỉ đồng.

Ông Sền đau xót: “Tôi đã bán toàn bộ đất đai nhưng vẫn không thanh toán hết nợ. Cay đắng nhất là con tôi bị bên vợ sắp cưới từ hôn vì biết nhà trai phá sản”.

Lỗ chồng lỗ

Ông Lê Văn Sườn, ngụ xã Khánh Hòa, người từng phất lên nhờ cá tra, còn bi đát hơn. Sau một thời gian dài cầm cự nhưng lỗ chồng lỗ, gia đình ông kiệt sức. Sau khi treo ao, ông bán hết ruộng đất để trả nợ nhưng vẫn không thấm vào đâu. Các con ông mỗi người một nơi để kiếm sống. Ông thì mỗi ngày ra đồng hái rau muống, lặn nhổ từng cọng bông súng bán kiếm tiền đắp đổi qua ngày. Vẫn không sống nổi, mới đây, ông phải lên tận Bình Dương làm thuê.

Bà Võ Thị Lanh - ngụ xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang - cho biết trước đây bà chuyên nuôi cá ba sa bè. Đến năm 2002, bà đào thêm ao nuôi cá tra. “Vài năm đầu thuận lợi, gia đình tôi tiền vô như nước. Sau đó, giá cá nguyên liệu tụt xuống, giá thức ăn lại tăng cao, doanh nghiệp (DN) thu mua thì ngoe nguẩy lắc đầu. Do không bán được, phải nuôi kéo dài, cá ngày càng lớn, dày đặc trong ao rồi phơi bụng chết. Lần đó, tôi mất trắng hơn 200 triệu đồng” - bà Lanh nhớ lại.

Không chịu buông tay, bà Lanh thả cá nuôi tiếp nhưng lần sau lỗ nặng hơn lần trước. Cứ thế kéo dài cho tới cuối năm 2009, bà trắng tay sau khi bị một DN ngoài địa phương đến thu mua rồi quỵt nợ. Hiện nay, tại vùng đất từng sinh ra nhiều tỉ phú, nơi có tượng đài cá ba sa tại ngã ba sông Châu Đốc, 2 mẹ con người phụ nữ này phải bơi xuồng mua bán lặt vặt để kiếm sống mỗi ngày.

Thị trường xuất khẩu bão hòa

Ông Lê Chí Bình, Thường trực Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang, cho biết sản phẩm từ cá tra đã có mặt ở gần 150 quốc gia nhưng tổng sản lượng xuất khẩu chỉ dao động 1-1,1 triệu tấn như 4 năm trước đây.

“Sản lượng xuất khẩu cá tra đã bão hòa từ 3 năm nay. Hầu hết thị trường có dấu hiệu chựng lại, riêng Trung Quốc có tăng trưởng nhưng không được đánh giá tốt do giá xuất thấp lại thất thường. Hiện nay, phần lớn người nuôi không còn vốn để tái đầu tư. Do đó, hiệp hội phối hợp với các cơ quan liên quan để giúp bà con chuyển sang nuôi các loại cá khác” - ông Bình cho biết.

Theo ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, diện tích nuôi cá tra ở tỉnh này đã bị thu hẹp nhiều, hiện chỉ còn khoảng 430 ha, chủ yếu do các DN lớn tự xây dựng vùng nuôi hoặc liên kết với nông dân. Số hộ nuôi nhỏ lẻ hầu như không còn do thua lỗ.

Hiện An Giang cùng các địa phương khác ở ĐBSCL quy hoạch lại vùng nuôi cá tra theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn. Theo đó, An Giang sẽ hình thành 2 mô hình là nuôi gia công; liên kết chuỗi giá trị với hợp đồng chặt chẽ giữa người nuôi, DN và ngân hàng hoặc nông dân cho DN thuê lại ao hầm để nuôi cá. Sắp tới, An Giang sẽ giao cho một DN 300 ha để nuôi cá tra công nghệ cao trong nhà kính.

Người Lao Động, 30/05/2016
Đăng ngày 31/05/2016
Thốt Nốt
Doanh nghiệp

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 13:56 16/05/2024

Chế phẩm men vi sinh PONDTOSS™ xử lý môi trường nuôi thủy sản

Chế phẩm vi sinh vật PondToss™ hay Men vi sinh PondToss™ là sản phẩm thuộc thương hiệu Keeton - Mỹ, đạt Tiêu chuẩn Tepbac và được Tepbac phân phối chính thức trên thị trường Việt Nam.

Pondtoss
• 11:00 15/05/2024

Tép Bạc đưa thức ăn tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại châu Á về Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn cho tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại Châu Á ở Việt Nam.

Thức ăn tôm Thái Union
• 10:31 15/05/2024

Xem giá thủy sản ở đâu trên ứng dụng Farmext ?

Farmext tự hào là ứng dụng cung cấp giá thủy sản nhanh chóng và chính xác hàng đầu hiện nay, được tin dùng bởi đông đảo người nuôi trồng và kinh doanh thủy sản tại Việt Nam. Để bà con có thể dễ dàng xem giá thủy sản tại ứng dụng, chúng tôi xin được trình bày từng bước trong nội dung bài biết dưới đây.

Giá thủy sản
• 11:00 02/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 06:40 17/05/2024

Tái chế nhựa trong nuôi trồng thủy sản ở Na Uy

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế Na Uy. Khối lượng xuất khẩu trị giá 13 tỷ USD (120 tỷ NOK) vào năm 2021 đã đưa ngành này trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ hai ở Na Uy (Nærings- og Fiskeridepartementet, 2021). Ngành Thủy sản của Na Uy xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường ở Ba Lan, Đan Mạch, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc và các nước khác (Norges Sjømatråd, 2021).

Rùa biển bị dính lưới cá
• 06:40 17/05/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 06:40 17/05/2024

Cá chết sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Mưa tác động trực tiếp đến nước ao nuôi, làm giảm nhiệt độ, ôxy, pH,…Bên cạnh đó, có thể gây hiện tượng sụp tảo và sự tích tụ vật chất hữu cơ ở đáy ao. Do đó, cần thường xuyên, theo dõi nhằm nhận biết và có các biện pháp phòng ngừa kịp thời, giảm tổn thất cho ao nuôi.

Cá chết
• 06:40 17/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 06:40 17/05/2024