Đổ nợ vì nuôi cá tra không kỳ, không ngạnh

Hiện nhiều nông dân ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang điêu đứng, ôm nợ với tình trạng cá tra giống sau thời gian nuôi không có kỳ, không có ngạnh.

Cá tra giống không kỳ, không ngạnh.
Cá tra giống không kỳ, không ngạnh.

Theo anh Thuận, một lái cá ở Tiền Giang, nếu cá tra giống đang nuôi có tình trạng không ngạnh, không vây chiếm tỷ lệ khoảng 30% trong ao thì xem như người nuôi ôm nợ.

Đổ nợ…

Đến khi kêu lái mua cá tra giống bà Nguyễn Thị Chối (ấp Tân Hòa, Tân Hội, TX.Cai Lậy, Tiền Giang) mới biết cá không có kỳ, ngạnh.


Ông Huỳnh Văn Chưa (chồng bà Chối) ngồi thẩn thờ trước ao cá tra giống gặp tình trạng không kỳ, không ngạnh đến 60%.

“Tôi thả xuống 4.000m2 ao hơn 3,5 triệu con cá tra bột, giờ kêu lái bán kiểm tra lại thấy 60% cá trong ao không có kỳ, không có ngạnh”, bà Chối thảng thốt.

Theo bà Chối, trong đợt nuôi cá tra bột này bà đã 5 lần đem cá đi kiểm tra tại một cơ sở bán vật tư. Nhưng, cơ sở này không cho biết cá tra bị không kỳ, không ngạnh.

Theo anh Thuận, hiện cá tra giống không kỳ, không ngạnh được mua với giá đúng như tỷ lệ % cá mắc phải trong ao. Theo đó, nếu cá mắc 60% không kỳ, không ngạnh giá sẽ giảm 60%. Thậm chí, có thời điểm thương lái không mua những ao cá gặp tình trạng này.

“Lúc đầu tôi kêu giá với thương lái là 75.000 đồng/kg cá tra giống với tỷ lệ không kỳ, không ngạnh mắc phải là 5/5. Nhưng kiểm tra lại là 6/4 nên thương lái chạy luôn. Tiền nuôi cá tra giống tôi toàn vay hoặc mua chịu vật tư, thức ăn, con giống không à, giờ cầm chắc ôm nợ rồi”, bà Chối than thở.

Tại huyện Mộc Hóa (Long An) tình hình cá tra giống không kỳ, không ngạnh cũng khá thê thảm. Rất nhiều nông dân nuôi cá tra giống đang gặp tình trạng dở khóc, dở cười này.

Ông Nguyễn Văn Sáu (xã Tân Lập) cho biết, mới đây đã xả vài ao cá tra giống mắc tình trạng không kỳ, không ngạnh. Theo ông Sáu, hiện ông đang nuôi 13 hầm (9ha) cá tra giống.

Nhiều nông dân cho biết, để tránh thiệt hại thêm, khi phát hiện tình trạng cá tra giống đang nuôi gặp tình trạng không kỳ, không ngạnh, họ sẽ xả bỏ ao để nuôi lại.

Ông Thuận cho biết, hiện các công ty thu mua thủy sản không mặn mà mua cá tra gặp tình trạng không kỳ, không ngạnh này bởi từ chỗ không có kỳ của cá sẽ mọc lên một cụt xương khá to. “Khi đó, phi-lê miếng thịt sẽ không đẹp và giá không tốt”, ông Thuận nói.

Vì sao cá tra giống không kỳ, không ngạnh?

Ông Nguyễn Văn Lo, chủ cơ sở bán cá tra bột  ở huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp cho biết, mùa cá tra đẻ tốt nhất từ tháng 2-9 Âm lịch. Tuy nhiên, để có cá tra bột bán cho nông dân, nhất là khi giá cá tra bột lên cao điểm như hiện nay, các cơ sở sẽ làm cá tra bột bất cứ thời điểm nào.

“Để có cá tra bột vào vào tháng 9 đến tháng 1 Âm lịch, các cơ sở ương cá bột sẽ dùng thuốc giục sinh để thúc cá mẹ đẻ. Tuy nhiên, khi làm điều này, cá con sinh ra sẽ không đủ ngày, đủ tháng. Khi thả vào môi trường nước gặp phải tình trạng thiếu dinh dưỡng do nông dân “đánh” hóa chất liều lượng mạnh sẽ làm cho số cá bột èo uột này không thể phát triển kỳ, ngạnh”, ông Lo giải thích.


Bà Chối đang kiểm tra tỷ lệ cá không kỳ, không ngạnh trong ao.

Theo nhiều người nuôi cá tra giống, trong quá trình nuôi còn gặp tình trạng ký sinh ăn kỳ, ngạnh cá tra giống. Tuy nhiên, tình trạng này không nhiều và tỷ lệ cũng không lớn.

Bà Nguyễn Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết, nhiều nông dân đã biết nguyên nhân dẫn đến việc cá tra giống khi nuôi gặp phải tình trạng không kỳ, không ngạnh. Và dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo vẫn cứ mua cá bột mà không qua kiểm tra.

“Năm 2018, Sở NNPTNT tỉnh Long An đã tổ chức hơn chục cuộc hội thảo về nuôi cá tra giống cho nông dân vùng Đồng Tháp Mười (Long An), nhưng tình trạng cá tra giống không kỳ, không ngạnh vẫn diễn ra”, bà thổ lộ.

Trước đó, UBND tỉnh Long An đã yêu cầu Sở NN&PTNT tỉnh cùng các ngành liên quan và các địa phương, như: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc Hóa và thị xã Kiến Tường (vùng Đồng Tháp Mười) quản lý chặt chẽ các cơ sở ương, nuôi cá tra giống đạt hiệu quả cao, bảo đảm phát triển bền vững.


Nông dân Đồng Tháp Mười đang đổ xô  đào ao nuôi cá tra giống bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT phải có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ chất lượng cá bột, vật tư phục vụ sản xuất; tập huấn kỹ thuật cho người nuôi; phối hợp các cơ quan liên quan tại các tỉnh sản xuất cá bột và tiêu thụ cá giống để thông tin các trại sản xuất giống uy tín, chất lượng cho người dân; thực hiện tốt việc quản lý chất lượng, kiểm soát dịch bệnh và thông tin thị trường cho người nuôi từng bước ổn định đầu ra sản phẩm cá tra giống.

Báo Dân Việt 18/11/2018
Đăng ngày 21/11/2018
Trần Đáng
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 13:48 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 13:48 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 13:48 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 13:48 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 13:48 18/11/2024
Some text some message..