Ông Ngô Quốc Tuấn, giám đốc kinh doanh công ty, cho biết doanh thu năm 2017 đạt 179 triệu USD, tăng 15% so với năm 2016. Mỹ hiện chiếm 20% tổng doanh thu và trong nỗ lực tăng doanh thu trên thị trường Mỹ, lần đầu tiên, công ty cử ông là đại diện tham gia Hội nghị Marketing Thủy sản Thế giới năm 2018 (GSMC). Ngoài ra, Quốc Việt cũng đang nhắm tới thị trường Trung Quốc, hiện chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của công ty nhưng là thị trường rất tiềm năng. GSMC năm 2018 tổ chức tại Miami, Florida.
Cảng miền Bắc của Việt Nam – Hải Phòng – là một trong những tuyến buôn lậu tôm nổi tiếng vào Trung Quốc, nhưng ông Tuấn cho biết một số nhà nhập khẩu lớn tại Trung Quốc đang làm ăn kinh doanh đàng hoàng và nhấn mạnh Quốc Việt không tham gia vào bất cứ hoạt động thương mại phi pháp nào. “Đối với Trung Quốc, tôi cho rằng đây sẽ là thị trường tôm lớn thứ 2 của Việt Nam trong tương lai”, ông phát biểu. Thương mại điện tử sẽ là một kênh thúc đẩy nhu cầu tôm tại Trung Quốc, ông nhận định.
Sản phẩm mà các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang tìm kiếm rất đa dạng, từ tôm nguyên liệu nguyên vỏ, nguyên đầu đến tôm chế biến từ nguyên liệu tươi. Quốc Việt hiện đang sản xuất các sản phẩm tôm chế biến từ nguyên liệu tươi cho thị trường Úc và EU.
Quốc Việt hiện có 2 nhà máy tại Việt Nam, một nhà máy nguyên liệu và một nhà máy chế biến với công suất lần lwọt là 15.000 tấn và 10.000 tấn. Công ty hiện đang dư thừa khoảng 5.000 tấn tổng cộng ở hai nhà máy, mà ông Tuấn nhấn mạnh là sẽ hoạt động 100% công suất khi tăng doanh số bán sang thị trường Mỹ và Trung Quốc. “Chúng tôi có thể cung cấp đa dạng các sản phẩm giá trị gia tăng và có kinh nghiệp làm ăn kinh doanh với thị trường Nhật Bản, vốn rất khó tính”. Nhật Bản hiện là thị trường chính của công ty, với vị trí thứ hai thuộc về EU. Ông Tuấn thừa nhạn rằng cạnh tranh trên thị trường Mỹ với các nhà đóng gói Ấn Độ và Indonesia rất khốc liệt. “Nhưng chúng tôi đã quen việc xử lý các đoan hàng lớn và đáng tin cậy về nguồn cung”, ông nhấn mạnh tại GSMC.