Doanh nghiệp thuỷ sản giảm 50-90% lợi nhuận vì đại dịch Covid-19

Kết thúc quý I/2020, nhiều doanh nghiệp thuỷ sản ghi nhận kết quả lợi nhuận giảm 50-90% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

chế biến tôm
Lợi nhuận quý I/2020 của nhiều doanh nghiệp thuỷ sản giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tại BCTC hợp nhất quý I/2020 của Công ty CP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cửu Long An Giang (HOSE: ACL) ghi nhận doanh thu thuần giảm mạnh xuống hơn 234 tỷ đồng so với mức hơn 445,18 tỷ đồng ở cùng kỳ năm trước.

Giá vốn hàng bán giảm về hơn 205 tỷ đồng, tương đương 40,75% so với cùng kỳ dẫn đến lợi nhuận gộp giảm tới 70,49% xuống 29,25 tỷ đồng trong quý này.

Những yếu tố trên khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chỉ còn hơn 1 tỷ đồng, giảm 98,07% so với cùng kỳ năm trước.

Trong Báo cáo thường niên năm 2019, ACL cũng đặt chỉ tiêu kinh doanh năm 2020 giảm sâu. Doanh thu tuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ dự kiến đạt 1.350 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2019 và lợi nhuận trước thuế đề ra là 75 tỷ đồng, giảm 53%.

Ban Giám đốc của doanh nghiệp nhận định, năm 2020 được dự báo là năm nhiều thách thức đối với thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam, đặc biệt trên thế giới dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, công ty đặt trọng tâm vào việc đảm bảo sản lượng cung cấp cho khách hàng tiềm năng này, nâng cao uy tín và khả năng cung cấp cho chuỗi siêu thị WALMART tại những thị trường khác bên cạnh Mexico và Trung Quốc như hiện nay.

Tương tự, Công ty CP Nam Việt (HOSE: ANV) cũng ghi nhận doanh thu thuần quý I lùi về hơn 811 tỷ đồng (giảm 11%) so với mức hơn 910 tỷ đồng ở cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận gộp giảm mạnh 56% xuống còn 121,35 tỷ đồng dẫn đến lợi nhuận sau thuế còn hơn 43 tỷ đồng, giảm tới 78% so với cùng kỳ năm trước khi đạt hơn 200 tỷ đồng.

Theo ANV, nguyên nhân dẫn đến doanh thu giảm so với cùng kỳ là do hầu hết các thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng mạnh từ dịch bệnh Covid-19 nên kim ngạch xuất khẩu có phần sụt giảm.

Sau khi báo lãi 704 tỷ đồng trong năm 2019, ANV đề ra kế hoạch kinh doanh mới trong năm 2020 khá thận trọng. Cụ thể, tại Báo cáo thường niên năm 2019, Nam Việt đặt chỉ tiêu tổng doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng, giảm 33% so với năm ngoái và lợi nhuận sau thuế giảm đến 72% xuống 200 tỷ đồng.

Trong năm 2020, ANV cũng lên kế hoạch thúc đẩy dự án vùng nuôi sớm đi vào hoạt động nhằm hoàn thành chuỗi giá trị khép kín và nâng sản lượng xuất khẩu cũng như tìm kiếm thêm các khách hàng mới kết hợp với duy trì khách hàng hiện hữu để cải thiện thị phần cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty.

Cũng có bức tranh kinh doanh ảm đạm trong quý I/2020, Công ty CP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.636 tỷ đồng giảm so với mức 1.789 tỷ đồng ở cùng kỳ năm ngoái.

Do giá hàng bán giảm và ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ giảm 50,5% so với cùng kỳ xuống còn 152,137 tỷ đồng.

Năm 2020, VHC đưa ra 2 kịch bản với lợi nhuận sau thuế hợp nhất ở mức cao là 1.063 tỷ đồng và ở mức thấp là 800 tỷ đồng, đều giảm so với năm 2019. Tuy nhiên doanh thu trong kịch bản ở mức cao là 8.600 tỷ đồng vẫn có thể tăng trưởng hơn 9%.

Vĩnh Hoàn cho rằng, kế hoạch kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nền kinh tế toàn cầu suy yếu kéo dài, sự gia tăng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tỷ giá hối đoái bất ổn, gián đoạn trong chuỗi cung ứng…

Kết thúc quý I/2020, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) ghi nhận doanh thu thuần giảm về hơn 1.462 tỷ đồng so với mức 1.774 tỷ đồng ở quý I/2019.

Lợi nhuận gộp giảm 68,14% tương ứng 153,3 tỷ đồng xuống còn 84,63 tỷ đồng. Do đó, IDI báo lãi quý I/2020 đạt hơn 14,12 tỷ đồng giảm tới 92,92% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giải trình về sự sụt giảm, IDI cho rằng, thời điểm quý I/2020 là giai đoạn bùng phát của dịch bệnh từ Trung Quốc tới châu Âu, châu Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới, điều đó đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu cá tra Fillet đông lạnh của IDI.

Bên cạnh đó, do giá cá nguyên liệu trên thị trường quý I tiếp tục ở vùng giá rất thấp từ 18.000-19.000 đồng/kg làm ảnh hưởng đến giá cá tra xuất khẩu. Vì vậy, đây là thời điểm chịu tác động kép của ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.

Ngoài những cái tên nêu trên, còn có Công ty CP Thủy sản Mekong (HOSE: AAM) với doanh thu thuần quý I giảm 8% xuống 41,17 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thu về chỉ còn 665,8 triệu đồng, giảm 78,86% so với cùng kỳ.

Công ty CP Chế biến Thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền (HNX: NGC) tiếp tục báo lỗ hơn 9 tỷ đồng trong quý I/2020. Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo về việc đưa cổ phiếu NGC của doanh nghiệp này vào diện bị cảnh báo kể từ ngày 21/4 do lãi sau thuế năm 2019 và lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2019 là số âm.

Báo Giao Thông
Đăng ngày 20/05/2020
Biển Ngọc
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thị trường thức ăn thủy sản dự báo đạt 171,53 tỷ USD vào năm 2030

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 4,1%, từ 129,48 tỷ USD vào năm 2023 lên 171,53 tỷ USD vào năm 2030. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, mức tiêu thụ hải sản ngày càng cao và sự phát triển trong công thức thức ăn giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng cũng như tính bền vững.

Thức ăn thủy sản
• 09:00 22/03/2025

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 15/03/2025

Infographic: Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tháng 1 năm 2025

Trong tháng 1 năm 2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đối mặt với nhiều biến động, khi kim ngạch chỉ đạt hơn 66 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cá ngừ
• 11:03 11/03/2025

Phân tích thị trường và thời điểm bán tôm để đạt giá cao nhất 2025

Trong bối cảnh giá tôm biến động mạnh suốt thời gian qua, việc chọn đúng thời điểm bán để đạt giá cao nhất là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:00 07/03/2025

Các vấn đề thường gặp trong xử lý nước ở ao đất

Ngày nay nuôi tôm ao đất vẫn là lựa chọn của bà con ở một số địa phương, tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước trong ao là yếu tố quyết định sự thành công của vụ nuôi. Ao đất, với đặc thù tự nhiên và khả năng ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, thường gặp nhiều vấn đề phức tạp trong việc xử lý nước.

Ao nuôi đất
• 11:06 27/03/2025

Thời gian giãn cách các loại hóa chất xử lý trong môi trường ao nuôi

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng các loại hóa chất xử lý môi trường ao nuôi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thủy sản và sức khỏe con người, việc tuân thủ thời gian giãn cách sau khi sử dụng các loại hóa chất là vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 11:06 27/03/2025

Vi khuẩn tía: Lợi hay hại cho ngành nuôi tôm?

Ngành nuôi tôm đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo tính bền vững. Trong quá trình nuôi tôm, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm đã được nghiên cứu, trong đó vi khuẩn tía là một đối tượng gây nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại.

Vi khuẩn tía
• 11:06 27/03/2025

Khai mạc VietShrimp 2025 “Xanh hóa vùng nuôi” với hơn 200 gian hàng

Sáng 26/3/2025, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 năm 2025 (VietShrimp 2025) với hơn 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Vietshrimp
• 11:06 27/03/2025

Cập nhật quy định mới về đánh bắt hải sản và thủ tục thủy sản

Ngày 25/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và các tỉnh ven biển để bàn về dự thảo sửa đổi một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản.

Ngư dân
• 11:06 27/03/2025
Some text some message..