Doanh nghiệp thủy sản: Sản xuất cầm chừng, công nhân “khát” việc

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau nói: “Khoảng 70% doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu (CBTSXK) sản xuất cầm chừng, thoi thóp; cũng tỷ lệ ấy công nhân CBTS thiếu hoặc mất việc làm”.

Nhà trọ cho thuê tháng tại KCN Hòa Trung vắng bóng công nhân
Nhà trọ cho thuê tháng tại KCN Hòa Trung vắng bóng công nhân

Tiến thoái lưỡng nan

Khu công nghiệp Hòa Trung (Cái Nước) có hơn 10 xí nghiệp CBTSXK đang thưa thớt công nhân. Ông chủ nhà trọ Vĩnh Kỳ (ấp Năm Đảm, xã Lương Thế Trân) nói: “Trước, nhà trọ của tôi hơn 200 công nhân thuê; nay chưa đến 100. Họ ở chờ lương, lột tôm công nhật, chạy xe ôm, làm phụ hồ, vác cát đá…”.

Trong phòng trọ chưa đầy 10 m2, chị Lê Thúy Diễm chăm sóc một con đang học lớp 6, bị sốt phải nghỉ. Con gái lớn của chị 14 tuổi phải nghỉ học, phụ chị lột tôm công nhật. Gần 5 năm trước, mẹ con chị Diễm ở ấp Nhà Phấn, xã Thạnh Phú (Cái Nước) thuê nhà trọ ở, làm công nhân Công ty CP Thực phẩm Đại Dương (OFC), kiếm tiền cho con học. Nhưng khi DN rơi vào nợ nần, sản xuất cầm chừng, nguy cơ phá sản đến thì mẹ con chị bơ vơ. Chị nói: “Công ty vẫn hứa trả lương hơn triệu đồng; nhưng nợ hoài, không trả. Tôi phải đi lột tôm công nhật cho Công ty CP Thực phẩm Thủy sản xuất khẩu Cà Mau (FFC). Sáng giờ, tôi lột thuê được hơn 20.000 đồng. Dạo này, công nhân thiếu việc làm, lao động lột tôm công nhật như đi giành giựt tôm để lột, kiếm tiền công, mua gạo ăn”.

Chị Lê Thị Diễm làm công nhân lột tôm công nhật, một mình nuôi 2 con

Xã Lương Thế Trân (Cái Nước) có hơn 3.000 công nhân CBTS là nông nhân các vùng lân cận đến nhưng nay đã chuyển đi hoặc cầm cự ở lại với nhiều việc khác nhau. Phần lớn công nhân mất việc đã tự đi làm ở tỉnh khác. Ông Nguyễn Quốc Văn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Lương Thế Trân nói: “Chúng tôi chỉ biết cách giữ gìn trật tự vì công nhân tập trung đòi nợ lương, đòi đập phá nhà máy lấy tài sản trừ lương. Một bộ phận công nhân vướng con cái phải làm đủ nghề kiếm sống”.
Công ty CP Chế biến và XNK Cái Đôi Vàm (Cadovimex) có 2 xí nghiệp ở thị trấn Cái Đôi Vàm (Phú Tân) và Nam Long (Cái Nước) với khoảng 3.000 công nhân lúc ăn nên làm ra, nay còn chưa đến 400. Một cán bộ Cadovimex cho biết: DN thiếu nợ ngân hàng nên bị niêm phong kho, tài sản; công nhân đã chuyển đi nơi khác gần hết.

Những DN hoạt động cầm chừng, nguy cơ phá sản lại tham gia bảo hiểm số lao động ít hơn thực tế và nợ bảo hiểm gần 30 tháng nhưng các Công ty OFC, CBTSXK Việt Hải, Chế biến và XNK Minh Châu, CBTS Nhật Đức… làm cho công nhân không chốt bảo hiểm, khó tìm việc nơi khác theo ngành nghề của họ.

Quẩn quanh gỡ khó

Cà Mau có 29 DN CBTSXK, sử dụng khoảng 20.000 công nhân và cũng chừng ấy số lao động công nhật là nữ. UBND tỉnh Cà Mau tổ chức khảo sát, các xí nghiệp CBTS hoạt động khoảng 50% công suất, năm 2011. Từ đầu năm 2012 đến nay, các xí nghiệp hoạt động khoảng 40% công suất.

Liên đoàn LĐ Cà Mau cho biết: “Giải pháp tạo việc làm cho công nhân CBTS là các DN hoạt động có hiệu quả để giải quyết việc làm. Tình trạng nợ BHXH khá phổ biến nên Liên đoàn LĐ cùng Sở LĐ - TB - XH, BHXH Cà Mau thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng nợ bảo hiểm, gây khó cho công nhân mất việc hoặc chuyển nơi làm việc”. Tuy nhiên, việc kiểm tra chỉ mới thực hiện từ khi UBND tỉnh chỉ thị các ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện BHXH đối với công nhân. Sở LĐ - TB - XH vừa đề nghị tỉnh phạt hành chính vi phạm nợ BHXH đối với Công ty TNHH Nhật Đức, Công ty CP Chế biến và XNK Thủy sản Cà Mau (Camimex) 30 triệu đồng. Công ty Cadovimex thiếu nợ BHXH 5,8 tỷ đồng, bị buộc trả 300 triệu đồng/tháng cùng BHXH phát sinh.

Vợ chồng Nguyễn Thành Trang - Nguyễn Thị Duyên (xã Hàm Rồng, Ngọc Hiển) là công nhân Xí nghiệp kinh doanh CBTS Ngọc Sinh. Xí nghiệp ngưng hoạt động, vợ chồng anh cùng hàng trăm công nhân khác phải tự vượt khó. Hằng ngày, anh chạy xe ôm, chị làm công nhật tại xí nghiệp CBTS. Chị Duyên nói: “Ráng làm để 2 cháu đi học, một đứa đang lớp 12, một đứa lớp 6. Khi còn làm việc, hằng tháng công nhân bị trừ lương để đóng bảo hiểm. Nhưng khi Xí nghiệp ngưng hoạt động thì BHXH Cà Mau từ chối trả chế độ vì Xí nghiệp còn nợ bảo hiểm”.

Cha mẹ thiếu việc làm, con công nhân ở KCN Hòa Trung chưa thể đi mẫu giáo

Trong dãy nhà trọ cho công nhân thuê, ở KCN Hòa Trung, xã Lương Thế Trân (Cái Nước), anh Huỳnh Thanh Vẹn cùng các bạn công nhân mất việc đi bắt cá, hái rau đồng, phụ giúp vợ con chạy ăn từng bữa; trong khi chị Huỳnh Thị Tuyền, vợ anh, lột tôm công nhật ở xí nghiệp CBTSXK của Công ty CP XNK Đại Dương Xanh Toàn Cầu ngày có, ngày không.

Vợ chồng anh Vẹn làm công nhân Công ty OFC hơn 5 năm nay nhưng khi mất việc lại trắng tay vì DN nợ BHXH chồng chất. Anh Vẹn nói: “Công nhân ở đây đã nộp đơn, mọi thủ tục để Liên đoàn LĐ huyện Cái Nước kiện Công ty ra tòa vì thiếu lương, thiếu bảo hiểm, không thể chốt sổ để đi tìm việc nơi khác; nhưng chưa có kết quả. Chẳng lẽ nằm chờ hoài, nhịn đói, tôi quay về quê làm phụ trại tôm giống cho người bà con”.

Sở LĐ - TB - XH, BHXH, LĐLĐ tỉnh Cà Mau hằng quý, hằng năm đều chấn chỉnh tình trạng nợ bảo hiểm gây khó cho công nhân. Phó giám đốc BHXH Cà Mau - Trịnh Trung Kiên cho biết: “Nếu phát hiện DN nợ bảo hiểm 3 tháng, các ngành chức năng phối hợp đôn đốc, nhắc nhở thực hiện. Các tập đoàn, DN đang làm ăn hiệu quả (như Minh Phú, Năm Căn, Anh Khoa…) tham gia bảo hiểm hơn 7.000 công nhân  với mức đóng đầy đủ, đúng hạn”.

Những DN CBTSXK đang đóng cửa, hoạt động cầm chừng chỉ đóng BHXH cho khoảng 1/3 số lao động thực tế sử dụng và chỉ đóng mức lương khởi điểm. Công ty TNHH XNK Việt Hải lúc bình thường có vài trăm lao động nhưng chỉ đóng BHXH 25 người, Công ty OFC sử dụng lao động cao điểm 600 người nhưng chỉ đóng BHXH 122 người, Công ty CP CBTSXK Minh Châu hơn 300 lao động nhưng chỉ đóng BHXH 42 người.

>>  Ông Trịnh Trung Kiên, Phó giám đốc BHXH Cà Mau: Nhiều lần, để bớt thiệt thòi cho người lao động, chúng tôi kiến nghị Sở LĐ - TB - XH Cà Mau kiểm tra xử lý tình trạng trốn bảo hiểm, đóng dưới mức lương thực tế; nhưng chưa được thực hiện.

http://thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 24/12/2012
Nguyễn Tiến Hưng
Doanh nghiệp

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 11:48 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 18:13 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 18:13 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 18:13 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 18:13 23/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 18:13 23/11/2024
Some text some message..