Doanh nghiệp xuất khâu thủy sản: Cần chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu sạch

Vừa qua, Tổng vụ Sức khỏe và an toàn thực phẩm của Ủy ban châu Âu đã có công thư gửi Cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản (NAFIQAD) phản ánh việc các biện pháp kiểm soát kháng sinh đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam không có hiệu quả. Do đó, nếu EU tiếp tục phát hiện lô thủy sản nào có kháng sinh cấm thì doanh nghiệp (DN) liên quan sẽ bị loại khỏi danh sách được phép xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

fillet cá tra
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trước vấn đề này, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng NAFIQAD cho rằng, nếu không nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về kiểm soát dư lượng kháng sinh, nước ta có nguy cơ bị đình chỉ xuất khẩu thủy sản vào EU.

Tình trạng lạm dụng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng

Những năm trước, các hộ nuôi tôm chủ yếu theo hình thức quảng canh với mật độ nuôi thưa, môi trường trong sạch và ít dịch bệnh hơn nên dư lượng kháng sinh chưa phải là vấn nạn. Hiện nay, nhiều loại dịch bệnh nảy sinh, kháng sinh trở thành công cụ trị bệnh chủ yếu. Đáng nói là, càng lạm dụng hóa chất, môi trường nuôi trồng càng ô nhiễm nặng, tôm nuôi cũng nhanh chóng lờn thuốc hơn, khiến ngư dân càng sử dụng kháng sinh tràn lan.

Thêm vào đó, tình trạng các loại kháng sinh, hóa chất tràn lan trên thị trường khiến ngư dân gặp khó. Trước thông tin trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 800 sản phẩm nuôi trồng thủy sản của 72 DN không được kiểm nghiệm nhưng vẫn có trong danh sách các sản phẩm được lưu hành, nhiều hộ nuôi tôm lo lắng vì không biết loại thuốc mình đang dùng có đảm bảo chất lượng hay không.

Việc nuôi tôm phức tạp hơn so với nhiều loại thủy sản khác. Trong khi đó, nuôi tôm đòi hỏi vốn đầu tư cao nên ngư dân thường đổ hết tiền vào ao nuôi; vì thế, khi thấy tôm có dấu hiệu bệnh, ai chỉ thuốc nào thì dùng thuốc đó. Nếu đổ thuốc 1 - 2 ngày mà không giảm bệnh thì kéo lên bán gấp, bất chấp việc tôm chưa kịp giảm nồng độ thuốc.

Doanh nghiệp cần thận trọng

Theo ông Trương Đình Hòe - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, thị trường ngày càng cạnh tranh nhưng lại xảy ra các vấn nạn tạp chất khiến nhiều khách hàng quay lưng lại với sản phẩm thủy sản Việt Nam.

Thêm vào đó, thường sau khi có những vấn đề môi trường phát sinh tại nước xuất khẩu, các nước nhập khẩu sẽ tăng cường kiểm tra lô hàng. Ngày 24-5, EU đã có văn bản cảnh báo tới các nước thành viên về việc cá chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam và đề nghị các quốc gia này kiểm soát chặt chẽ thủy sản biển nhập từ Việt Nam.

Trong giai đoạn nhạy cảm này, theo Thạc sĩ Lý Tuấn Kiệt, Trưởng phòng Phân tích sắc ký của Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm TP. Hồ Chí Minh (CASE): “Các DN nên chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu sạch theo hướng liên kết, kiểm soát, hỗ trợ nhà nông để cùng nhau phát triển bền vững, hạn chế nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra bằng hệ thống phòng thí nghiệm nội bộ, định kỳ gửi kiểm nghiệm ở các phòng thí nghiệm độc lập để đảm bảo kết quả kiểm tra khách quan, chính xác”.

Đặc biệt, về vấn đề dư lượng hóa chất trong sản phẩm tôm, ông Kiệt lưu ý DN xuất khẩu phải thường xuyên theo dõi các tiêu chuẩn, chỉ tiêu mới của các nước nhập khẩu và cơ quan quản lý nhà nước để đáp ứng cho phù hợp, kịp thời. Chẳng hạn, hiện nay, thị trường Canada đã bổ sung quy định kiểm tra nhóm Steroid trong mẫu thủy sản từ ngày 1-7. Theo đó, CASE đã tiến hành mua chất chuẩn, xây dựng phương pháp phân tích và sẵn sàng hỗ trợ DN kiểm soát nhóm Steroid khi có yêu cầu.

Thời gian tới, phương pháp và quy trình phân tích đối với các chỉ tiêu kháng sinh mà sản phẩm tôm thường xuyên vấp phải như: tetracycline, oxytetracycline, enrofloxacin, furrazolidone… sẽ tiếp tục được CASE cải tiến để giúp DN nâng cao độ chính xác của kết quả và giảm thời gian kiểm nghiệm. Qua đó, DN có thể rút ngắn thời gian lưu kho và đảm bảo chất lượng mặt hàng xuất khẩu.

Báo Khánh Hòa, 29/08/2016
Đăng ngày 30/08/2016
Ngọc Linh
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 18:00 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 18:00 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 18:00 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:00 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 18:00 25/11/2024
Some text some message..