Độc đáo nghề làm khô nhái

Từ chỗ tranh thủ làm thêm nghề soi nhái, ông Nguyễn Văn Tổng và nhiều nông dân vùng Bảy Núi (An Giang) đã trở thành người sản xuất khô nhái, biến khô nhái trở thành đặc sản nổi tiếng.

khô nhái
Nghề làm khô nhái đã tạo thu nhập cao cho gia đình ông Tổng

Từ soi nhái đến sản xuất chuyên nghiệp

Bảy Núi từ lâu vốn nổi tiếng với nghề soi nhái, cung cấp nhái tươi cho khắp nơi trong tỉnh An Giang. Những lúc cao điểm, chỉ riêng xã Vĩnh Trung (huyện Tịnh Biên) đã có 30 - 40 người hành nghề soi nhái. Ông Nguyễn Văn Tổng - một trong những “cao thủ” trong “đội quân” soi nhái ở đây cho biết: “Mấy năm trước còn khỏe, mỗi đêm tôi đi bộ cả chục cây số, bắt được 5 – 7kg nhái, mùa cao điểm thì cả chục ký”.

Do đặc thù là vùng bán sơn địa, phù hợp cho loài nhái sinh sôi phát triển nên không đâu tập trung nhiều người soi nhái như Bảy Núi. Vào mùa mưa, “đội quân” soi nhái ở đây có thể lên tới hàng trăm người. Vào mùa nước nổi, “ruộng dưới” (dưới đồng bằng) bị ngập, còn “ruộng trên” (ruộng ven chân núi) vẫn là nơi sinh sống lý tưởng của nhái, vì thế ở Bảy Núi nghề soi nhái kiếm ăn quanh năm.

Nói về sự ra đời của khô nhái, ông Tổng lý giải: “Ăn không hết thì làm khô mắm, thói quen của cư dân từ thời khai mở vùng đất phương Nam là vậy. Tuy nhiên xưa nay người ta chỉ làm khô các loại cá, chứ có ai làm khô nhái bao giờ. Chẳng qua tôi ăn không hết thì phơi khô để dành”. Vậy mà ngay những người làm khô nhái cũng không ngờ rằng, bây giờ khô nhái đã trở thành một đặc sản, món khoái khẩu của dân nhậu. Ông Tổng kể: Ban đầu tôi cũng chế biến như làm với khô cá là lột da, móc hết ruột rồi ướp muối đem phơi. Mấy bữa có bạn nhậu tới nhà chơi, “kẹt mồi” nên đem món nhái phơi khô đi rang mở nhậu. Rồi bạn nhậu nào cũng khen, ai ăn cũng nghiền. Ban đầu làm ít, sau làm nhiều thì chuyển qua bán luôn.

Hữu xạ tự nhiên hương”

Chị Nguyễn Thị Kim Chi, một trong những người làm khô nhái khá lớn ở Vĩnh Trung cho biết: Hiện tôi tiêu thụ khoảng 30 - 40kg nhái tươi/ngày, làm ra trên dưới 10kg khô. Giá bán sỉ khô nhái dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/kg. Thực sự thì trước đây, các quán ăn, nhà hàng cũng có khô nhái với những cái tên khá “sốc” như: “Bò tọt”, “vũ nữ chân dài”… nhưng hồi đó các chủ quán phải lấy hàng tận Nam Vang (Campuchia).

Ông Tổng cho biết: “Tôi chính thức làm khô nhái bán mới hơn 2 năm nay, chủ yếu là người ta tự tìm đến mua, rồi bỏ mối lại cho các quán ăn, nhà hàng”. Nguyên tắc của ông Tổng là “hữu xạ tự nhiên hương”, không đi chào hàng hay quảng bá ở đâu mà tập trung lo chất lượng cho “ngon lành” thì tự nhiên mọi người sẽ tìm đến mình thôi. “Ngon lành” theo ông Tổng là giá cả hợp lý, làm hàng như “làm cho chính mình ăn, không ướp bậy bạ, chất bảo quản hay chất tạo mùi, màu”.

Có lẽ nhờ tuân thủ nguyên tắc đó mà hàng của gia đình ông làm ra không đủ bán, nhiều thương lái còn mua hàng ông “đi” ngược lên Campuchia. Hiện nay, khô nhái do gia đình ông Tổng làm ra chỉ có thương hiệu “truyền miệng” rất miệt vườn là “khô nhái Bảy Xuân”. Khô nhái thành phẩm cứ cho vào túi nylon trơn mà bán đi khắp nơi.

Soi nhái ở Vĩnh Trung là nghề mưu sinh của nhiều hộ nghèo. Nếu được quan tâm chăm lo, tạo điều kiện thì chắc chắn nghề làm khô nhái sẽ giúp hộ nghèo có thêm cơ hội tăng thu nhập”. Ông Chau Thonl - Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Trung.

Dân Việt; 23/01/2014
Đăng ngày 23/01/2014
Trọng Bình
Ẩm thực

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 08:00 22/12/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 17:47 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:47 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 17:47 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 17:47 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 17:47 20/12/2024
Some text some message..