Đời “ngư phủ”

Trưa tháng bảy, mặc cho gió Nam thổi ràn rạt trên sông Hậu, nhiều ngư dân vẫn vật lộn với sóng to để phân lưới hòng bắt cho bằng được mẻ cá lớn. Bao đời nay, những phận đời “ngư phủ” cứ vất vả lặn hụp kiếm sống trên sông.

thả lưới, giăng cá
Ông Phước đang chuẩn bị thả lưới giăng cá

Đạp trên sóng dữ

Dòng sông Hậu đỏ ngầu phù sa, báo hiệu một mùa lũ nữa sắp về. Đây là thời điểm giao thoa giữa 2 con nước, cá to từ thượng nguồn đổ về nên ngư dân tranh thủ bủa lưới đánh bắt. Nhìn sóng vỗ oàm oạp, ông Nguyễn Văn Phước (SN 1968, ngụ xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú) vừa bơi chiếc xuồng thả lưới, vừa nói: “Hổm rày, trời đã trở gió nam nên xuất hiện nhiều cơn sóng dữ. Quanh năm kiếm sống trên sông nên chúng tôi quen rồi, không còn sợ sóng to, gió lớn nữa. Hằng năm, cứ vào đầu mùa lũ chính là thời điểm làm ăn trúng mánh nhất đối với ngư dân. Thường thì mùa này cá lớn ở các khúc sông sâu trôi dạt về hạ nguồn nên thả lưới rất dễ dính”.

Từ đầu mùa nước đổ đến nay, ngày nào, ông Phước cũng giăng lưới dính cá to và ngon, như: Cá sửu, cá ngát, cá leo, cá cóc, cá kết... Đặc biệt, cá sửu có con nặng gần 8kg; cá kết, cá leo nặng hơn 2kg cũng được ông Phước giăng dính thường xuyên. Mỗi lần đem những con cá to lên bờ, ai cũng trầm trồ trước cái tài thả lưới điệu nghệ của ông. Hôm rồi, chứng kiến ông Phước đem con cá sửu nặng 6,1kg lên bờ, mọi người đều ngỡ ngàng vì từ trước đến nay mới thấy con cá sửu to đến vậy. Ông Phước cho biết: “Khoảng 1 tuần sau khi dính con cá sửu 6,1kg thì tôi tiếp tục giăng dính thêm con cá sửu khác nặng 7,7kg. Vào những mùa lũ những năm về trước, tôi từng giăng dính nhiều con cá sửu nặng trên 10kg. Mỗi lần đem cá lên bờ là có khách bộ hành đến mua nguyên con”.

Đương đầu với cá hô “khủng”

Giăng câu, thả lưới là nghề hạ bạc, quanh năm mưu sinh trên sông nước nên ông Phước đã nếm trải được biết bao mưa nắng, dãi dầu. Đã 30 năm sống bằng nghề này, ông Phước biết rất rành chỗ sâu, cạn trên sông. Chỉ tay về khúc sông từ thị trấn Cái Dầu cho đến bến phà Năng Gù, ông Phước quả quyết: “Đoạn sông này có nhiều nơi uốn khúc và chảy xiết. Đặc biệt, từ bến đò Cái Dầu đổ xuống có một bùng binh rất rộng, dưới đáy sông còn một lòng chảo rộng khoảng 2.000m2, với độ sâu trên 30m. Hiện nơi đây, có rất nhiều luồng câu, lưới của ngư dân giăng kẹo nẹo cả khúc sông, do đó ghe cào điện không dám đụng đến. Nhờ vậy, cá lớn còn trú ẩn nhiều, thậm chí còn cá hô to hơn trăm ký còn sống tại đây”.

Có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chỉ cần nhìn dòng nước chảy là ông Phước có thể phán đoán được thời điểm nào, nơi nào bủa lưới bắt dính cá to. Ông giải thích: “Nghề giăng câu, thả lưới thấy vậy mà có “bí kíp” riêng của mình, không ai giống ai. Nhưng theo kinh nghiệm đúc kết từ ông già truyền lại, hễ nhìn thấy con nước “hừng lớn” hay nước “rúng ròng” thì đem lưới ra thả là sẽ dính nhiều cá. Bởi, thời điểm này, những con cá to trú ẩn dưới đáy sông sẽ ngoi lên mặt nước ngớp. Cũng nhờ canh con nước theo quy luật tự nhiên mà mỗi lần thả lưới, tôi bắt dính nhiều loại cá to, bán có giá hơn những loại cá hủng hỉnh…”.

Nhớ lại ngày đầu tiên vào nghề “bà cậu”, cũng là cái ngày mà ông Phước giăng dính được con cá hô đất nặng trên 145kg. Đây được xem là kỷ niệm nhớ nhất trong cuộc đời giăng lưới của ông. “Còn nhớ, hôm đó vào buổi trưa, tôi mang 2 tay lưới ni-lông, dài khoảng 300m xuống xuồng, rồi bơi ra sông bủa xuôi dòng. Rê giàn lưới về hạ nguồn khoảng 200m thì tay lưới bắt đầu giật mạnh, biết là dính cá lớn, tôi phăng lưới lên. Ban đầu, cứ tưởng là con cá đã xổng mất, vì kéo lưới thấy im ru. Thế nhưng, khi phăng lên khoảng 100m lưới thì bất ngờ con cá nổi lên và vọt mạnh làm tôi chới với. Nhưng nhờ nắm kịp chiếc be xuồng, tôi quay mành lưới ghì chặt vào tay. Sau một hồi “chiến đấu”, tôi tóm gọn con cá. Khi khiêng lên cân, con cá nặng đến 145kg, người dân đến xem chật cả khúc sông…” - ông Phước kể.

Cũng từ cái ngày bắt dính cá hô to đến nay, hầu như chưa lần nào ông Phước giăng dính thêm con cá hô “khủng” nào khác, mà lâu lâu chỉ dính được vài con cá hô từ 30-40kg. Theo ông Phước, dường như loài cá hô “khủng” trên bờ vực tuyệt chủng, chứ trước đây, ở trong xóm có bà sáu Cắt (đã mất) chuyên nghề giăng lưới cá hô, mỗi năm dính khoảng 100 con cá hô nặng từ 30-50kg, thậm chí có nhiều con hơn trăm ký. “Bà sáu Cắt được xem là người phụ nữ giỏi nghề giăng lưới cá hô. Mỗi lần thấy bà tóm gọn con cá hô to vào bờ, anh em tụi tôi phục sát đất. Hồi đó, dân vạn chài xem bà là “nữ tướng ngư phủ”.

Theo những ngư dân cho biết, thời gian giăng dính cá thường vào tháng 10 đến tháng 11. Bước qua tháng 2, họ chạy xuồng xuống khu vực sông Vàm Nao để giăng cá bông lau, sang tháng 3 thì giăng cá thu nước ngọt. Trung bình mỗi ngày, kiếm cũng được khoảng 400.000 đồng, ngày nào giăng trúng, thu nhập hơn một triệu đồng.

Báo An Giang
Đăng ngày 23/07/2013
THÀNH CHINH
Đánh bắt

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
• 14:53 30/09/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Tín chỉ carbon và thị trường carbon

Sau khi Tép Bạc đăng bài “Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản”, nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu thêm những nội dung cụ thể về tín chỉ, chứng chỉ, hạn ngạch, thị trường carbon liên quan vấn đề kiêm kê phát thải ở doanh nghiệp trong xu hướng chuyển đổi xanh, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để tận dụng cơ hội. Đáp ứng yêu cầu đó, xin giới thiệu bài nghiên cứu về tín chỉ và thị trường carbon của TS. Hoàng Thị Minh Hiền ở Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Thương mại Intraco.

Nhà máy xả thải
• 23:16 09/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 23:16 09/05/2024

Lá nguyệt quế - Dưỡng chất tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản

Việc ứng dụng các loại thảo dược tự nhiên nổi lên như một hướng đi mới, hứa hẹn sẽ thay đổi thói quen sử dụng kháng sinh, hóa chất tổng hợp của người nuôi trồng thủy sản.

Lá nguyệt quế
• 23:16 09/05/2024

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Tôm thẻ
• 23:16 09/05/2024

Khắc phục nhiệt độ bể cá cảnh tăng cao ngày hè

Vào những ngày hè oi bức bởi nhiệt độ răng cao, bể cá cảnh ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Lượng oxy hòa tan trong bể vì thế cũng giảm đi, khiến cá cảnh bị ngạt thở và dẫn đến chết. Như vậy, làm thế nào để khắc phục nhiệt độ bể cá cảnh tăng cao ngày hè? Hãy cùng bài viết đi tìm giải pháp nhé!.

Bể cá cảnh
• 23:16 09/05/2024