Đời nữ ngư phủ

Miền Trung, vùng đất khắc nghiệt, sáng nắng gắt, chiều mưa dông dường như đã hun đúc nên tính cách con người, nhất là người phụ nữ, với đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó và can trường đến khó tả. Họ chẳng chịu kém cạnh cánh đàn ông, kể cả việc vượt qua những cơn sóng dữ để mưu sinh trên biển khơi mênh mông mà không hề sợ sệt. Ở các làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi đã bắt gặp những người phụ nữ như thế…

thả lươi, ngư phủ
Mặc cho sóng biển dập dềnh, bà Tám vẫn thoăn thoắt thả lưới.

“Chuyện thường” ở làng chài

Chúng tôi được hai vợ chồng của nữ ngư dân Tô Thị Tám (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn) cho lên tàu để cùng ra biển. Sau khi đã yên vị trên tàu cá, ông Đỗ Minh Hoàng (chồng bà Tám) nổ máy, chiếc tàu từ từ cắt sóng ra khơi. Mới cách bờ chừng vài kilômét, những đợt sóng lừng liên tiếp dội ngược khiến bà Tám đứng trước mũi tàu vừa sửa soạn ngư lưới cụ vừa chao đảo và vừa liên tục phất tay ra hiệu cho chồng né những cơn sóng biển. Nếu làn da không đen giòn, khuôn mặt không sạm đen vì nắng gió của biển, nhìn dáng người rắn rỏi, nhanh nhẹn ấy ít ai biết bà Tám đã bước sang tuổi 50.

Chờ cho bà thả lưới xong, chúng tôi bắt chuyện mới hay rằng bà đã gắn bó với nghề biển hơn 10 năm qua cùng chồng. Lúc 9 tuổi bà Tám cùng cha mưu sinh bằng nghề đánh cá trên những chiếc thúng nhỏ. Lớn lên bà lập gia đình cùng với ngư dân Hoàng. Gia cảnh nghèo khổ, không đủ tiền để sắm thuyền to, máy lớn nên hai vợ chồng bà quyết định mua một chiếc ghe nhỏ hành nghề thả lưới trên biển gần bờ mưu sinh, sướng khổ, hoạn nạn cùng nhau. Mặc cho những cơn sóng dữ hất nước tung tóe vào mặt, bà Tám vẫn trụ vững trên tàu, đôi tay thoăn thoắt thả lưới chẳng thua gì những người đàn ông.

Thả hết tay lưới, vợ chồng bà Tám đưa chúng tôi trở lại bờ và dặn nếu sáng sớm mai muốn đi ra thu lưới thì dậy lúc 4 giờ sáng. Đúng hẹn, chúng tôi có mặt ở biển cùng hai vợ chồng bà ra thu lưới. Hai giàn lưới dài gần 500m bắt đầu được hai vợ chồng bà Tám lần lượt kéo lên tàu.

Bất chợt bà Tám hô to: “Có con cá mú rất to dính lưới ông ơi”. Vợ chồng bà Tám cố sức kéo thật nhanh, mừng rơn khi con cá mú nặng đến 14kg từ từ nhô lên khỏi mặt nước, nằm gọn trên thuyền. Rồi lần lượt ốc, cá, cua dính lưới được đưa lên… Số cá này sẽ bán được hơn 2 triệu đồng, ông Hoàng cho biết rồi tâm sự: “Phụ nữ đi biển thấy thương lắm. Nhưng khi có vợ cùng làm ra sản phẩm lại vui”.

Từ trên bờ, tôi nói vọng ra nơi chiếc ghe QNg 50267 vừa neo đậu: “Hôm nay được nhiều hay ít?”. Tay thoăn thoắt gỡ những mảnh lưới dưới lòng thuyền, chị Lý Thị Cần (46 tuổi) ở thôn Tuyết Diêm 1, nói: “Biển động quá chẳng được là bao”. Sau một hồi tất bật với công việc, chị Cần chia sẻ những chuyến ra khơi nhọc nhằn, thấm đẫm vị mặn chát của nước biển lẫn mồ hôi và cả nước mắt. Dù ngày biển đang động hay biển êm, nhưng vì miếng cơm manh áo vẫn phải liều mình ra khơi. Ở làng biển này, đàn bà đi biển cùng chồng vốn dĩ là chuyện thường.

Chị Cần vẫn không quên lần đầu tiên ra biển hơn 8 năm về trước. Đó là những ngày say sóng nôn thốc tháo, nằm sõng soài trên thuyền. Những tưởng sẽ không chịu nổi nhưng nghĩ đến 3 đứa con đang ở tuổi ăn tuổi học, chị lại được tiếp thêm sức mạnh để cùng chồng bám trụ. Riết rồi cũng quen.
Thuận vợ, thuận chồng... đánh cá ở biển Đông

“Hôm nào thả lưới suôn sẻ thì an tâm chứ buông lưới trúng san hô hay đá ngầm thì xót cả ruột bởi kéo đến đâu nghe toạc đến đó. Sợ nhất là gặp trúng luồng nước chảy, vợ chồng nhịn đói cả ngày gồng lưng mà kéo. Kéo miết giờ đau nhức khắp người. Đàn bà ở bờ cực một còn đi biển cực gấp trăm lần. Từ quăng lưới, kéo lưới, chèo thúng…, thậm chí là lái thuyền, mình cũng phải làm tất tần tật. Cập bờ lại lo bán cá, bán tôm, lo cơm nước cho chồng con rồi vá lưới chuẩn bị cho chuyến biển sau.

Cứ vậy, công việc của những chị em làm nghề biển ở làng cá này như con thoi” - chị Cần thủ thỉ. Nhiều phụ nữ ở đây cùng chồng đi biển ròng rã mấy tháng liền cũng giỏi như đấng nam nhi.

Chị Nguyễn Thị Ri (51 tuổi) là người có thâm niên đi biển lâu năm và kinh nghiệm nhất trong xã. Sinh ra và lớn lên ở làng biển này, năm 20 tuổi, chị Ri kết hôn với anh Nguyễn Văn Thân, người cùng làng chài. Hai con người xuất thân từ biển như thể quyết bám biển vì miếng cơm manh áo và lo học phí cho 5 đứa con. “Ra ngoài ấy, ổng kéo lưới đằng phao thì tôi kéo ở đằng chì. Lúc ổng bệnh thì mình lại kéo đằng phao nhường ổng đằng chì. Có khi lưới cắt đến tay chảy máu. Những khi trái gió trở trời, mưa to gió lớn, hai vợ chồng mang đến hàng chục chiếc áo mưa vẫn rét run bần bật. Hồi chưa đi biển mình chưa thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của chồng. Đi rồi, mồ hôi và cả nước mắt vợ chồng cùng đổ ra biển càng thấy thương nhau hơn”.

Cực khổ, gian nan là vậy nhưng ở nhà vài hôm là nhớ biển nên vợ chồng lại tức tốc ra khơi. Đang tỉ mẩn vá những tấm lưới, anh Thân góp chuyện: “Có vợ đi cùng đỡ hiu quạnh. Vợ chồng thủ thỉ đỡ nhớ nhà và các con. Ốm đau bất thường có bả lo cho miếng cơm, miếng cháo là khỏi ngay. Nhiều khi vất vả quá khuyên bả giải nghệ mà bả chẳng chịu. Bả bảo sẽ bám biển đến khi nào không đủ sức”.

Thành quả của vợ chồng bà Tám, ông Hoàng sau một đêm thả lưới.  Vừa thả xong 90 chiếc rập xuống làn nước đang chảy êm đềm trên cửa sông Phú Thọ, chị Nguyễn Thị Bé ở thôn Phổ Trung, xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, quệt mồ hôi, vui vẻ nói: “Thả rập vậy là xong rồi. Chờ đến 3 giờ sáng mai thì đi kéo rập”. Thả rập, đánh bắt cá, là cái nghề nuôi sống gia đình chị từ 6 năm qua, kể từ khi anh Nguyễn Văn Hậu - chồng chị bị bệnh tim hành hạ. Nghề thả rập phải có sức khỏe tốt và đôi tay rắn rỏi để kéo từng chiếc rập nặng hàng chục ký ra khỏi làn nước.  Ấy vậy mà người phụ nữ ấy vẫn kiên cường bám lấy cái nghề chẳng dành cho mình. 6 năm làm nghề, đôi  tay chị giờ đã chai sạn với nhiều vết trầy xước do lưới cứa vào tay. Thế nhưng, niềm vui khi có tiền trang trải cuộc sống nuôi 2 con ăn học và có tiền thuốc thang cho chồng khiến những đau đớn, mệt mỏi bay biến.  Không ít lần chị suýt bỏ mạng giữa biển khơi. “Đó là buổi sáng mùa mưa năm 2007. Đang ra sức kéo rập ở cách bờ chừng 2 hải lý thì bất ngờ có cơn sóng lớn làm chiếc thuyền chông chênh. Do đứng không vững nên chị bị ngã nhào, chới với giữa làn nước biển lạnh cóng. May mà có chồng tôi lôi lên kịp, không là chết luôn rồi!”- chị Bé bồi hồi kể lại. Ở xã Nghĩa An không chỉ có chị Bé mà còn có rất nhiều phụ nữ cũng bám lấy nghề đánh bắt cá để mưu sinh. Không phân biệt nam nữ, những người đàn bà ấy vẫn làm những việc nặng nhọc từ thả rập, đi câu đến kéo lưới trên những chuyến đi biển.  Những chuyến đi biển dài ngày mang theo nỗi vui buồn của đời người phụ nữ. Nhiều lần lao động kiệt sức, họ lăn ra ốm giữa biển khơi. Tủi thân không kể hết. Nhưng rồi nghĩ đến đứa con thơ đang cần mẹ, là chỗ dựa cho người chồng khi lâm bệnh, nghĩ đến tương lai tươi sáng đang ở phía trước, các chị, các mẹ lại cố gắng gượng dậy, vững vàng bám lấy nghề.

Thành quả của vợ chồng bà Tám, ông Hoàng sau một đêm thả lưới.

Vừa thả xong 90 chiếc rập xuống làn nước đang chảy êm đềm trên cửa sông Phú Thọ, chị Nguyễn Thị Bé ở thôn Phổ Trung, xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, quệt mồ hôi, vui vẻ nói: “Thả rập vậy là xong rồi. Chờ đến 3 giờ sáng mai thì đi kéo rập”. Thả rập, đánh bắt cá, là cái nghề nuôi sống gia đình chị từ 6 năm qua, kể từ khi anh Nguyễn Văn Hậu - chồng chị bị bệnh tim hành hạ. Nghề thả rập phải có sức khỏe tốt và đôi tay rắn rỏi để kéo từng chiếc rập nặng hàng chục ký ra khỏi làn nước.

Ấy vậy mà người phụ nữ ấy vẫn kiên cường bám lấy cái nghề chẳng dành cho mình. 6 năm làm nghề, đôi  tay chị giờ đã chai sạn với nhiều vết trầy xước do lưới cứa vào tay. Thế nhưng, niềm vui khi có tiền trang trải cuộc sống nuôi 2 con ăn học và có tiền thuốc thang cho chồng khiến những đau đớn, mệt mỏi bay biến.

Không ít lần chị suýt bỏ mạng giữa biển khơi. “Đó là buổi sáng mùa mưa năm 2007. Đang ra sức kéo rập ở cách bờ chừng 2 hải lý thì bất ngờ có cơn sóng lớn làm chiếc thuyền chông chênh. Do đứng không vững nên chị bị ngã nhào, chới với giữa làn nước biển lạnh cóng. May mà có chồng tôi lôi lên kịp, không là chết luôn rồi!”- chị Bé bồi hồi kể lại. Ở xã Nghĩa An không chỉ có chị Bé mà còn có rất nhiều phụ nữ cũng bám lấy nghề đánh bắt cá để mưu sinh. Không phân biệt nam nữ, những người đàn bà ấy vẫn làm những việc nặng nhọc từ thả rập, đi câu đến kéo lưới trên những chuyến đi biển.

Những chuyến đi biển dài ngày mang theo nỗi vui buồn của đời người phụ nữ. Nhiều lần lao động kiệt sức, họ lăn ra ốm giữa biển khơi. Tủi thân không kể hết. Nhưng rồi nghĩ đến đứa con thơ đang cần mẹ, là chỗ dựa cho người chồng khi lâm bệnh, nghĩ đến tương lai tươi sáng đang ở phía trước, các chị, các mẹ lại cố gắng gượng dậy, vững vàng bám lấy nghề. 

SGGP
Đăng ngày 05/04/2013
hà minh
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Tín chỉ carbon và thị trường carbon

Sau khi Tép Bạc đăng bài “Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản”, nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu thêm những nội dung cụ thể về tín chỉ, chứng chỉ, hạn ngạch, thị trường carbon liên quan vấn đề kiêm kê phát thải ở doanh nghiệp trong xu hướng chuyển đổi xanh, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để tận dụng cơ hội. Đáp ứng yêu cầu đó, xin giới thiệu bài nghiên cứu về tín chỉ và thị trường carbon của TS. Hoàng Thị Minh Hiền ở Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Thương mại Intraco.

Nhà máy xả thải
• 22:41 09/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 22:41 09/05/2024

Lá nguyệt quế - Dưỡng chất tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản

Việc ứng dụng các loại thảo dược tự nhiên nổi lên như một hướng đi mới, hứa hẹn sẽ thay đổi thói quen sử dụng kháng sinh, hóa chất tổng hợp của người nuôi trồng thủy sản.

Lá nguyệt quế
• 22:41 09/05/2024

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Tôm thẻ
• 22:41 09/05/2024

Khắc phục nhiệt độ bể cá cảnh tăng cao ngày hè

Vào những ngày hè oi bức bởi nhiệt độ răng cao, bể cá cảnh ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Lượng oxy hòa tan trong bể vì thế cũng giảm đi, khiến cá cảnh bị ngạt thở và dẫn đến chết. Như vậy, làm thế nào để khắc phục nhiệt độ bể cá cảnh tăng cao ngày hè? Hãy cùng bài viết đi tìm giải pháp nhé!.

Bể cá cảnh
• 22:41 09/05/2024