Đối phó bệnh EMS/AHPNS trên tôm

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính và cách phòng trừ bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPNS) trên tôm. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về bệnh EMS/AHPNS vì thế càng đáng chú ý.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính đang hoành hành tại nhiều nước (ảnh TS Chalor Limsuwan)
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính đang hoành hành tại nhiều nước (ảnh TS Chalor Limsuwan)

 

Tại hội thảo “Chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm” vừa được tổ chức tại Tiền Giang, TS Chalor Limsuwan (Hiệp hội Thủy sản Thái Lan) cho biết, hội chứng EMS/AHPNS gây chết tôm ở giai đoạn 15 - 50 ngày đầu sau khi thả giống và không liên quan gì đến các bệnh thông thường trên tôm khác (như đốm trắng, đầu vàng, teo gan). Tôm bị EMS/AHPNS thường chết trong giai đoạn 15 - 20 ngày sau khi thả giống.

Theo dõi những ao tôm bị bệnh EMS/AHPNS ở Thái Lan và Việt Nam, thấy tình trạng tôm chết khi chưa tới 30 ngày tuổi thường xảy ra ở những ao thả tôm giống có chất lượng không tốt do ấu trùng được ương với mật độ quá cao, ao sử dụng nhiều chế phẩm sinh học suốt quá trình chuẩn bị nước và trong 30 ngày đầu sau khi thả giống (làm giảm pH và độc tố dưới dạng khí NH3).

Thực nghiệm cho thấy, khi pH thấp thì tôm lột xác nhiều hơn so với điều kiện bình thường, khiến sức khỏe yếu, tôm chết sau khi lột xác (với hiện tượng vỏ tôm mềm và cơ thịt có màu trắng đục).

Đối với tôm chết trong giai đoạn 30 - 50 ngày tuổi, hội chứng EMS/AHPNS thường xảy ra ở những ao có sự chuẩn bị nước ao nuôi không tốt, như: độ trong của nước trong ao cao dẫn đến sự phát triển của tảo đáy, pH và độ kiềm giảm do mưa; quạt nước được bố trí và vận hành không hợp lý dẫn đến thiếu ôxy hòa tan trong khu vực bùn đáy ao.

Cùng nhận định trên, TS Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II cho rằng, hội chứng EMS/AHPNS gây chết tôm là sự kết hợp hai yếu tố, đầu tiên là do độc tố làm mất chức năng gan, sau đó nhóm vi khuẩn Vibrio sẽ xâm nhập gây tôm chết hàng loạt và lan rộng. Nguyên nhân là do cải tạo và chuẩn bị ao nuôi không đúng kỹ thuật, khu nuôi không có ao lắng, mùa vụ thả giống chưa thích hợp, không kiểm soát được sự nở hoa của tảo và mật độ vi khuẩn, xử lý nước và sử dụng thức ăn không đúng kỹ thuật, lạm dụng chế phẩm sinh học.

Để phòng ngừa hội chứng EMS/AHPNS, theo TS Chalor Limsuwan, người nuôi nên dùng tôm giống PL12 hoặc lớn hơn, có chất lượng tốt; nên dùng hóa chất để xử lý nước; không dùng chế phẩm sinh học trong suốt tháng đầu thả nuôi. Ao nuôi cần duy trì pH 7,8-8,2; độ kiềm lớn hơn hoặc bằng 100mg/l (ppm), nồng độ ôxy hòa tan 4mg/l và duy trì màu nước suốt quá trình nuôi.

Thăm sàng ăn của tôm, nếu thấy một vài cá thể tôm có biểu hiện hội chứng EMS/AHPNS, người nuôi cần ngừng cho tôm ăn 2 - 3 ngày để giảm hoạt động hệ thống gan tụy của tôm, sau đó cho tôm ăn trở lại với liều lượng giảm tương ứng sức khỏe tôm nuôi. Cùng đó, người nuôi cần nâng pH để tôm giảm lột vỏ và duy trì sức khỏe tôm, đồng thời bổ sung khoáng chất để nâng sức đề kháng cho tôm.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 07/11/2012
Thành Công
Dịch bệnh

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 01:28 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 01:28 02/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 01:28 02/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 01:28 02/02/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 01:28 02/02/2025
Some text some message..