Đối phó bệnh EMS/AHPNS trên tôm

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính và cách phòng trừ bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPNS) trên tôm. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về bệnh EMS/AHPNS vì thế càng đáng chú ý.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính đang hoành hành tại nhiều nước (ảnh TS Chalor Limsuwan)
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính đang hoành hành tại nhiều nước (ảnh TS Chalor Limsuwan)

 

Tại hội thảo “Chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm” vừa được tổ chức tại Tiền Giang, TS Chalor Limsuwan (Hiệp hội Thủy sản Thái Lan) cho biết, hội chứng EMS/AHPNS gây chết tôm ở giai đoạn 15 - 50 ngày đầu sau khi thả giống và không liên quan gì đến các bệnh thông thường trên tôm khác (như đốm trắng, đầu vàng, teo gan). Tôm bị EMS/AHPNS thường chết trong giai đoạn 15 - 20 ngày sau khi thả giống.

Theo dõi những ao tôm bị bệnh EMS/AHPNS ở Thái Lan và Việt Nam, thấy tình trạng tôm chết khi chưa tới 30 ngày tuổi thường xảy ra ở những ao thả tôm giống có chất lượng không tốt do ấu trùng được ương với mật độ quá cao, ao sử dụng nhiều chế phẩm sinh học suốt quá trình chuẩn bị nước và trong 30 ngày đầu sau khi thả giống (làm giảm pH và độc tố dưới dạng khí NH3).

Thực nghiệm cho thấy, khi pH thấp thì tôm lột xác nhiều hơn so với điều kiện bình thường, khiến sức khỏe yếu, tôm chết sau khi lột xác (với hiện tượng vỏ tôm mềm và cơ thịt có màu trắng đục).

Đối với tôm chết trong giai đoạn 30 - 50 ngày tuổi, hội chứng EMS/AHPNS thường xảy ra ở những ao có sự chuẩn bị nước ao nuôi không tốt, như: độ trong của nước trong ao cao dẫn đến sự phát triển của tảo đáy, pH và độ kiềm giảm do mưa; quạt nước được bố trí và vận hành không hợp lý dẫn đến thiếu ôxy hòa tan trong khu vực bùn đáy ao.

Cùng nhận định trên, TS Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II cho rằng, hội chứng EMS/AHPNS gây chết tôm là sự kết hợp hai yếu tố, đầu tiên là do độc tố làm mất chức năng gan, sau đó nhóm vi khuẩn Vibrio sẽ xâm nhập gây tôm chết hàng loạt và lan rộng. Nguyên nhân là do cải tạo và chuẩn bị ao nuôi không đúng kỹ thuật, khu nuôi không có ao lắng, mùa vụ thả giống chưa thích hợp, không kiểm soát được sự nở hoa của tảo và mật độ vi khuẩn, xử lý nước và sử dụng thức ăn không đúng kỹ thuật, lạm dụng chế phẩm sinh học.

Để phòng ngừa hội chứng EMS/AHPNS, theo TS Chalor Limsuwan, người nuôi nên dùng tôm giống PL12 hoặc lớn hơn, có chất lượng tốt; nên dùng hóa chất để xử lý nước; không dùng chế phẩm sinh học trong suốt tháng đầu thả nuôi. Ao nuôi cần duy trì pH 7,8-8,2; độ kiềm lớn hơn hoặc bằng 100mg/l (ppm), nồng độ ôxy hòa tan 4mg/l và duy trì màu nước suốt quá trình nuôi.

Thăm sàng ăn của tôm, nếu thấy một vài cá thể tôm có biểu hiện hội chứng EMS/AHPNS, người nuôi cần ngừng cho tôm ăn 2 - 3 ngày để giảm hoạt động hệ thống gan tụy của tôm, sau đó cho tôm ăn trở lại với liều lượng giảm tương ứng sức khỏe tôm nuôi. Cùng đó, người nuôi cần nâng pH để tôm giảm lột vỏ và duy trì sức khỏe tôm, đồng thời bổ sung khoáng chất để nâng sức đề kháng cho tôm.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 07/11/2012
Thành Công
Dịch bệnh

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Phân biệt đốm trắng do virus và vi khuẩn trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những vấn đề gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ao nuôi tôm. Tuy nhiên, bệnh này có thể do hai tác nhân khác nhau gây ra là vi khuẩn và virus. Việc phân biệt giữa bệnh đốm trắng do vi khuẩn và virus là điều cực kỳ quan trọng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đốm trắng
• 09:37 26/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 10:06 18/09/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 13:09 08/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 13:09 08/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 13:09 08/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 13:09 08/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:09 08/10/2024
Some text some message..