Đồng bằng sông Cửu Long: Mùa nước nổi đang chìm

Những ngày cuối tháng 9, nước thượng nguồn sông Mekong đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhích lên, nhưng so với mọi năm vẫn thấp hơn nhiều. Nước về muộn, lại ở mức thấp, kéo theo lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản ít hơn trước. Đi dọc quốc lộ 91 từ TP.Cần Thơ đến tỉnh An Giang, gặp những người dân lâu nay gắn bó mưu sinh mùa nước nổi, ai cũng lo lắng.

Đồng bằng sông Cửu Long: Mùa nước nổi đang chìm
Cá linh được thương lái thu mua với giá cao hơn mọi năm nhưng sản lượng đánh bắt được rất thấp. Ảnh: Hưng Thơ
Thủy sản ít, chuột nhiều

Vào thời điểm này những năm trước, chợ An Phú (thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang) là nơi bày bán nhiều sản vật của mùa nước nổi, nhưng bây giờ, đi hết chợ, chỉ lèo tèo vài người bán. Đi về vùng nước nổi, hỏi thăm tình hình đánh bắt thủy sản, chúng tôi ghé nhà ông Tám Ân (50 tuổi, trú tại ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú). Cách biên giới Campuchia chừng 1km, mùa khô phía trước nhà ông là cánh đồng trồng hoa màu, còn bây giờ nước ngập mênh mông.

Có báo trước, nên vợ chồng ông Tám Ân chuẩn bị bữa ăn trưa đãi khách. “Bà Tám ra chợ, tìm mua cá linh là đặc sản mùa nước nổi về nấu canh, nhưng mà chỉ có chuột” - ông Tám Ân giãi bày. Ông Tám Ân có 3 người con, cả gia đình chỉ có 12 công lúa, trước kia hết mùa hoa màu, nước tràn đồng thì hái điên điển, đánh bắt thủy sản mưu sinh. Nhưng rồi nguồn lợi thủy sản giảm dần, lúa làm chỉ đủ ăn, nên các con của ông Tám Ân đi nơi khác làm thuê.

Cách đó một quãng, ngôi nhà của ông Tư Cương (54 tuổi, trú tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu) cũng chỉ có 2 vợ chồng và đứa cháu nội. Mùa nước nổi, vợ chồng ông Tư Cương sống nhờ đánh bắt cá và hái bông điên điển trên cánh đồng Phú Hữu. “Nước lũ về muộn, cá đánh bắt ít quá. Chuột lại nhiều, đến đám điên điển cũng bị chuột phá, phải đến tháng 2 điên điển mới phục hồi lại” - ông Tư Cương nhìn ra cánh đồng mùa nước nổi, thở dài.

Cũng trên cánh đồng Phú Hữu, chúng tôi gặp những người thu mua cá linh, và không tránh được cái thở dài. Đến mùa nước nổi, năm nào bà Nguyễn Thị Diễm (45 tuổi, trú tại xã Phú Hữu) cũng ra đồng thu mua cá linh để bán lại cho thương lái. Năm nay giá cá linh cao hơn, nhưng mỗi ngày bà Diễm chỉ mua được khoảng gần 500kg cá, chưa bằng một nửa so với những năm trước. Nếu thu mua ngay tại đồng Phú Hữu, cá linh có giá khoảng 60.000 đồng/kg, cá được thương lái chuyển lên phố hoặc các khu chợ lớn để bán với giá gấp đôi, gấp ba. Vì vậy, để mua lẻ vài ký ở ngay vùng nước nổi rất khó.

“Tôi thu mua nhiều năm nên có các mối quen, Việt kiều bên Campuchia cũng qua đây bán. Nhưng năm nay cá linh nhỏ, cá bắt được giảm khoảng 50% so với năm trước” - bà Diễm cho hay.

Lũ ngắn, hệ lụy dài

Theo Ủy hội sông Mekong, nước lũ thượng nguồn đổ về ĐBSCL có nhích lên trong những ngày gần đây, tuy nhiên mực nước vẫn thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Cụ thể, ở trạm Tân Châu, dự báo đến ngày 25.9 đạt 3,46m. Còn ở trạm Châu Đốc, dự báo đến ngày 25.9 đạt 2,99m. Mực nước thấp, đồng nghĩa với việc lượng phù sa, nguồn lợi thủy sản từ sông Mekong mang về ĐBSCL thấp hơn nhiều so với những năm trước.

Còn theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - nhà nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, lũ năm nay về muộn và thấp, lũ xuất hiện tạm thời do những trận mưa lớn ở Nam Lào. Do vậy, dòng sông chỉ dâng lên một đoạn phía nam nên nước xuống phía Việt Nam không nhiều. Sắp tới, nếu mực nước Tân Châu, Châu Đốc có dao động thì đó là dao động theo kỳ nước rong, nước kém.

Thạc sĩ Thiện dự đoán, trong tháng 10, nếu có mưa lớn ở bắc Lào và nam Lào, nước có thể lên một lần nữa, còn nếu không thì coi như mùa lũ đã đi qua. Về vấn đề thủy sản, nước về muộn và thấp nên cá kích thước nhỏ. “Trong 2 - 3 năm tới, dù mùa nước có lớn trở lại bình thường thì thủy sản vẫn ít bởi vì đàn cá năm nay suy giảm vẫn chưa kịp phục hồi”, thạc sĩ Thiện nói.

Lao động
Đăng ngày 30/09/2019
Hưng Thơ
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 05:33 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 05:33 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 05:33 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:33 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 05:33 24/12/2024
Some text some message..